Giải SBT Vật lí 10 trang 24 - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Vật lí 10 trang 24 trong Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Vật lí 10.

Giải SBT Vật lí 10 trang 24 Chân trời sáng tạo

Bài 7.8 (H) trang 24 SBT Vật lí lớp 10: Một xe tải đang chuyển động đều với tốc độ cho phép trên đường cao tốc trong khoảng thời gian Δt. Khi nhìn thấy biển báo “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”, tài xế quyết định giảm tốc độ. Sau khoảng thời gian Δt1, tài xế quan sát thấy một tai nạn đột ngột xảy ra ở phía trước. Do đó tài xế hãm phanh gấp để dừng lại trong khoảng thời gian ngắn Δt2 để tránh va chạm. Giả sử trong suốt quá trình chuyển động, xe tải luôn chạy trên đường vắng.

a. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian biểu diễn quá trình chuyển động của xe tải.

b. Độ dốc của đồ thị trong trường hợp nào là lớn nhất?

Lời giải:

a. Đồ thị vận tốc – thời gian biểu diễn quá trình chuyển động của xe tải.

Giai đoạn 1: chuyển động thẳng đều.

Giai đoạn 2: chuyển động chậm dần với gia tốc nhỏ.

Giai đoạn 3: chuyển động chậm dần với gia tốc lớn.

Một xe tải đang chuyển động đều với tốc độ cho phép trên đường cao tốc

b. Trong thời gian hãm phanh gấp (Δt2) thì độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian là lớn nhất.

Bài 7.9 (H) trang 24 SBT Vật lí lớp 10: Để khảo sát mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe các phi công trên tàu vũ trụ, cũng như máy bay phản lực. Năm 1954, các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu trên tình nguyện viên John P. Stapp. Khảo sát được thực hiện trên một chiếc xe trượt được gia tốc dọc đường ray từ trạng thái đứng yên đến tốc độ 282,5 m/s. Sau đó, chiếc xe trượt được hãm phanh đến khi dừng lại hẳn trong 1,4 s. Mô tả quá trình chuyển động của xe trượt.

Lời giải:

Ban đầu xe trượt chuyển động nhanh dần, sau đó xe trượt chuyển động chậm dần.

Bài 7.10 (H) trang 24 SBT Vật lí lớp 10: Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.

t (s)

0

5

10

15

20

25

30

v (m/s)

0

15

30

30

20

10

0

a. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của xe máy.

b. Nhận xét tính chất chuyển động của xe máy.

c. Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên và trong 15 s cuối cùng.

d. Từ đồ thị vận tốc – thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Lời giải:

a. Đồ thị vận tốc – thời gian của xe máy

Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng

b. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 10 s: xe chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 s: xe chuyển động thẳng đều.

Trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 s: xe chuyển động thẳng chậm dần đều.

c. Trong 10 s đầu tiên, gia tốc:

a=ΔvΔt=300100=3m/s2

Trong 15 s cuối cùng, gia tốc:

a=ΔvΔt=0303015=3015=2m/s2

d. Quãng đường đi được trong 30 s bằng diện tích giới hạn phía dưới đồ thị, chính là diện tích của hình thang được tô màu xanh.

Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng

s=5+30.302=525 m.

Bài 7.11 (VD) trang 24 SBT Vật lí lớp 10: Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không

Lời giải:

Quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động được tính bằng diện tích của phần đồ thị được tô màu xanh.

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không

s=s1+s2=12.5.15+12.15.10=37,5+75=112,5 m

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 7: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: