Giải SBT Vật Lí 10 trang 31 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Vật Lí 10 trang 31 trong Bài 16: Định luật 3 Newton Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 31.
Giải SBT Vật Lí 10 trang 31 Kết nối tri thức
Câu hỏi 16.7 trang 31 SBT Vật Lí 10: Hai bạn Bình và An cầm hai đầu một sợi dây và kéo căng thì sợi dây không bị đứt, nhưng nếu buộc một đầu sợi dây đó vào gốc cây và hai bạn cùng kéo căng một đầu sợi dây thì dây đứt. Hãy giải thích tại sao.
Lời giải:
Khi bạn Bình và bạn An cầm hai đầu một sợi dây rồi kéo căng thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau và - , rồi lực căng của dây bằng F nên dây không bị đứt. Khi hai người cầm chung một đầu dây mà kéo, đầu kia buộc vào thân cây, thì hai người đã tác dụng vào đầu dây một lực gấp đôi là 2F. Dây sẽ truyền lực 2F đó tới cây. Theo định luật 3 Newton, cây cũng tác dụng trở lại dây một phần lực có độ lớn 2F. Vậy, hai đầu dây bị kéo về hai phía với lực lớn gấp đôi trường hợp trước lớn hơn lực căng dây tối đa mà dây có thể chịu được, vì thế mà dây bị đứt.
Câu hỏi 16.8 trang 31 SBT Vật Lí 10: Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với vận tốc 5 m/s va chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với vận tốc 1 m/s. Còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2 m/s. Xác định khối lượng của vật thứ hai.
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1 trước lúc va chạm.
Theo định luật III Newton:
S
Câu hỏi 16.9 trang 31 SBT Vật Lí 10: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Xác định độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng.
Lời giải:
Đổi: 72 km/h = 20 m/s; 54 km/h = 15 m/s.
Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động bật ra của quả bóng
Định luật 3 Newton:
Ftường = Fbóng = m.a = = 140N.
Câu hỏi 16.10 trang 31 SBT Vật Lí 10: Một viên bi A có khối lượng mA = 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng mB = 2mA đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va chạm 0,2 s, viên bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của viên bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tính vận tốc chuyển động của viên bi A ngay sau va chạm.
Lời giải:
Gia tốc chuyển động của bi B:
Về độ lớn, lực tương tác giữa hai viên bi:
= 0,6.2,5 = 1,5N.
Từ định luật 3 Newton suy ra:
Chọn chiều (+) cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A.
Chiếu lên chiều (+): 0,3(vA-3) = -0,6(0,5-0) vA = 2m/s.
Câu hỏi 17.1 trang 31 SBT Vật Lí 10: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trọng lực tác dụng lên vật có đặc điểm:
- phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
- là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
- có điểm đặt tại trọng tâm của vật
- có độ lớn là P = mg nên trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
Câu hỏi 17.2 trang 31 SBT Vật Lí 10: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật.
D. bằng 0.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Lời giải SBT Vật Lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton Kết nối tri thức hay khác: