Giải SBT Vật Lí 10 trang 65 Kết nối tri thức


Với Giải SBT Vật Lí 10 trang 65 trong Bài 33: Biến dạng của vật rắn Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 65.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 65 Kết nối tri thức

Câu hỏi 33.6 trang 65 SBT Vật Lí 10: Một lò xo có chiều dài l1 khi chịu lực kéo F1 và có chiều dài l2 khi chịu lực kéo F2. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng

A. F2l1+F1l2F1+F2.

B. F2l1F1l2F2F1.

C. F2l1F1l2F1+F2.

D. F2l1+F1l2F1F2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Từ định luật Hooke:

F1=kl1l0 (1)

F2=kl2l0 (2)

Chia vế với vế của (1) cho (2) ta tìm được:

l0=F2l1F1l2F2F1

Câu hỏi 33.7 trang 65 SBT Vật Lí 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một vật khối lượng m1 = 100 g thì chiều dài lò xo bằng 31 cm. Treo thêm vào đầu dưới một vật nữa có khối lượng m2 = 100 g thì chiều dài lò xo bằng 32 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

Lời giải:

Khi chỉ có vật m1:

m1g=kl1l0 (1)

Khi treo cả hai vật:

m1+m2g=kl2l0 (2)

Chia vế với vế của (1) cho (2) và thay số ta tìm được l0 = 0,3m.

Thay vào (1) ta tính được k = 100 N/m.

Câu hỏi 33.8 trang 65 SBT Vật Lí 10: Một súng lò xo gồm lò xo chiều dài tự nhiên 200 mm, độ cứng k = 2000 N/m và đạn có khối lượng m = 50 g. Ban đầu lò xo bị nén đến chiều dài 50 mm (Hình 33.1). Hãy tính tốc độ của viên đạn khi bắn ra khỏi nòng súng.

Một súng lò xo gồm lò xo chiều dài tự nhiên 200 mm, độ cứng k = 2000 N/m

Lời giải:

Ban đầu lò xo bị nén, thế năng đàn hồi dự trữ trong lò xo: W=12kx2

Khi bắn, thế năng đàn hồi của lò xo sẽ chuyển hóa thành động năng và truyền cho viên đạn.

Do vậy ta có: 12kx2=12mv2

Suy ra: v = xkm = (200-50).10-3.200050.10-3 = 30m/s

Câu hỏi 34.1 trang 65 SBT Vật Lí 10: Một người tập yoga. Tư thế thứ nhất là đứng hai chân trên sàn, tư thế thứ hai là đứng một chân trên sàn, tư thế thứ ba là nằm trên sàn. Sự so sánh nào sau đây về áp lực và áp suất của người đó trong ba tư thế trên là đúng?

A. F1=F2=F3p1=p2=p3.

B. F1=F2=F3p2>p1>p3.

C. F1=F2=F3p1>p2>p3.

D. F2>F1>F3 p2>p1>p3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Áp lực của người tác dụng lên mặt sàn có độ lớn bằng trọng lượng của cơ thể người.

Suy ra: F1=F2=F3

Áp suất có biểu thức: p=FS=PS

Diện tích tiếp xúc của người với mặt sàn ở các tư thế một, tư thế hai, tư thế ba lần lượt là S2<S1<S3 nên p2>p1>p3.

Câu hỏi 34.2 trang 65 SBT Vật Lí 10: Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1=S2=S3=4S4;ρcat=3,6ρnuoc muoi=4ρnuoc. Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy bình là đúng?

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau

A. F1=F2=F3=F4.

B.F1>F4>F2>F3.

C. F1>F4>F2=F3.

D. F4>F3>F2=F1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Áp lực có độ lớn bằng trọng lượng P của vật tác dụng lên mặt đáy.

Trọng lượng: P = mg

Mà khối lượng m = ρV

Do thể tích của chất lỏng ở các bình bằng nhau, mà ρcat=3,6ρnuoc muoi=4ρnuoc

nên có: mcat=3,6mnuoc muoi=4mnuoc

Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau

Lời giải SBT Vật Lí 10 Bài 33: Biến dạng của vật rắn Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: