Hiện nay một trong những phương pháp xác định tuổi của một mẫu vật cổ thông dụng


Sách bài tập Vật Lí 12 Bài 17: Hiện tượng phóng xạ - Chân trời sáng tạo

Bài 17.12 (VD) trang 78 Sách bài tập Vật Lí 12: Hiện nay, một trong những phương pháp xác định tuổi của một mẫu vật cổ thông dụng được các nhà địa chất và khảo cổ học sử dụng chính là dựa vào việc đo hoạt độ phóng xạ của đồng vị 614C. Trong bài tập này, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu sự hình thành 614C và ứng dụng của nó thông qua các câu hỏi dưới đây:

a) Sự tạo thành 614C: Neutron năng lượng cao trong các tia vũ trụ trước khi đến bề mặt Trái Đất sẽ đi qua bầu khí quyển. Tại đó, chúng phản ứng với các hạt nhân 714 N (theo tỉ lệ 1:1) và tạo thành 614Ccùng với hạt nhân X. Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định X.

Trong quá trình tiếp theo, cứ một nguyên tử carbon được tạo thành kết hợp với hai nguyên tử oxygen trong bầu khí quyển để tạo thành một phân tử CO2. Các sinh vật trên Trái Đất hấp thụ đồng vị 614C thông qua quá trình quang hợp, tiêu thụ thức ăn,... làm cho hàm lượng 614C duy trì ổn định. Tuy nhiên, khi sinh vật chết đi, vì không còn nguồn cung nữa nên hàm lượng 614C trong sinh vật đó sẽ giảm xuống do phân rã b- với chu kì bán rã là 5 730 năm.

b) Em hãy viết phương trình phân rã của 614C.

c) Xét một mảnh gỗ hoá thạch có khối lượng carbon chứa trong đó là 220 g. Tại thời điểm nghiên cứu, người ta đo được hoạt độ phóng xạ của mảnh gỗ này là 0,52 Bq. Hãy xác định tuổi của mẫu gỗ hoá thạch nói trên. Biết rằng trong gỗ đang sống, tỉ số nguyên tử giữa hai đồng vị 614C và 612C (bền) là 1,3.10-12. Lấy gần đúng khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó và số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.

Lời giải:

a) 01n+714 N614C+11p. Vậy X chính là hạt proton.

b) 614C714 N+10e+v¯e.

c) Số lượng hạt nhân 614C trong mảnh gỗ hiện tại là: NC14=Hλ=Tln2H

Khối lượng 614C trong mảnh gỗ hiện tại là:

mC14=NC14NAAC14=Tln2ACl4NAH

Số lượng hạt nhân 612C trong mảnh gỗ hiện tại là:

NC12=mC12AC12NA=mmC14AC12NA=mAC12NATln2AC14AC12H

Vì đồng vị 612C bền nên số lượng hạt nhân 612C được xem gần đúng là không đổi. Từ đó ta suy ra số lượng hạt nhân 614C tại thời điểm ban đầu (lúc khối gỗ còn đang sống) là:

N0(C14)=1,31012NC12

Độ tuổi của mẫu hoá thạch là: NC14=N0(C14)2tT

t=Tlog2NCl4N0(C14)=5730log2T1,31012HACl2mNAln2ACl4HT

=5730log211,31012220.6,0221023ln214.0,52(5730.36524.3600)

38541năm

Lời giải SBT Vật Lí 12 Bài 17: Hiện tượng phóng xạ hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: