X

Sinh học 10 Cánh diều

Giải Sinh học 10 trang 86 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Sinh học 10 trang 86 trong Bài 14: Giảm phân sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sinh học 10.

Giải Sinh học 10 trang 86 Cánh diều

Mở đầu trang 86 Sinh học 10: Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Lời giải:

Nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác:

- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Câu hỏi 1 trang 86 Sinh học 10: Giảm phân là gì?

Lời giải:

Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục chín để tạo thành các giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Câu hỏi 2 trang 86 Sinh học 10: Quan sát hình 14.1 và trả lời câu hỏi:

a) Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu?

b) Hãy so sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó?

Quan sát hình 14.1 và trả lời câu hỏi

Lời giải:

- Để tạo ra 4 tế bào con, cần 2 lần phân chia liên tiếp (gồm giảm phân I và giảm phân II) từ một tế bào ban đầu.

- So sánh bộ nhiễm sắc thể ban đầu và bộ nhiễm sắc thể của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó: Sau khi kết thúc 2 lần phân chia, bộ NST của các tế bào con có số lượng giảm đi một nửa so với số lượng NST trong tế bào ban đầu.

Xem thêm lời Giải Bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: