X

Sinh học 10 Cánh diều

Giải Sinh học 10 trang 88 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Sinh học 10 trang 88 trong Bài 14: Giảm phân sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sinh học 10.

Giải Sinh học 10 trang 88 Cánh diều

Câu hỏi 5 trang 88 Sinh học 10: Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân theo gợi ý trong bảng 14.1.

Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân theo gợi ý

Lời giải:

Bảng 14.1. So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân

Điểm

Nội dung

so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Khác nhau

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ.

Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Diễn ra

ở loại tế bào

Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín.

Tế bào sinh dục chín.

Các giai đoạn

Kì trung gian, phân chia nhân (gồm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân chia tế bào chất.

Kì trung gian, giảm phân I (kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I), giảm phân II (kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II).

Hiện tượng

tiếp hợp

và trao đổi chéo

Không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo.

Có hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I.

Sắp xếp nhiễm sắc thể trên thoi phân bào

- Ở kì giữa, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Ở kì sau II, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động

Xảy ra ở kì sau.

Không xảy ra ở kì sau I nhưng xảy ra ở kì sau II.

Số lần

phân bào

1 lần.

2 lần.

Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu

Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể 2n đơn giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.

Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể n đơn giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Giống nhau

- Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào.

- Đều có một lần nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào.

- Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

Câu hỏi 6 trang 88 Sinh học 10: Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào sinh dưỡng? Chúng được hình thành như thế nào?

Lời giải:

- Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể (n đơn) giảm đi một nửa so với số lượng nhiễm sắc thể (2n đơn) trong tế bào sinh dưỡng.

- Sự hình thành giao tử:

+ Sự hình thành giao tử đực: Tế bào mầm sinh tinh phát triển thành tinh bào bậc một → Tinh bào bậc một tiến hành giảm phân tạo ra tinh tử (tiền tinh trùng) → Các tinh tử hình thành nên giao tử đực (tinh trùng). Từ một tế bào mầm sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng.

+ Sự hình thành giao tử cái: Tế bào mầm sinh trứng phát triển thành noãn bào bậc một → Noãn bào bậc một tiến hành giảm phân tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể cực → Tế bào trứng hình thành nên giao tử cái, các thể cực tiêu biến. Từ một tế bào mầm sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng.

Câu hỏi 7 trang 88 Sinh học 10: Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật?

Quan sát hình 14.4, so sánh các giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở động vật?

Lời giải:

* Giống nhau:

- Đều xảy ra với các tế bào mầm sinh dục.

- Đều trải qua các giai đoạn: phát triển, giảm phân, hình thành giao tử.

* Khác nhau:

Giai đoạn

Sự phát sinh giao tử đực

Sự phát sinh giao tử cái

Phát triển

Tế bào mầm sinh tinh phát triển thành tinh bào bậc 1.

Tế bào mầm sinh trứng phát triển thành noãn bào bậc 1.

Giảm phân I

Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2 có kích thước bằng nhau.

Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 noãn bào bậc 2 có kích thước lớn và 1 thể cực có kích thước nhỏ.

Giảm phân II

Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử có kích thước bằng nhau.

Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 tế bào trứng có kích thước lớn và 1 thể cực có kích thước nhỏ.

Hình thành giao tử

Từ một tế bào mầm sinh tinh tạo ra 4 tinh tử, cả 4 tinh tử đều phát triển thành 4 tinh trùng.

Từ một tế bào mầm sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng còn 3 thể cực có kích thước nhỏ sẽ bị tiêu biến.

Xem thêm lời Giải Bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: