X

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sinh 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào Chân trời sáng tạo hay, có đán án chi tiết, bám sát chương trình mới sgk Sinh học 10 hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 7.

Giải bài tập Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

I. Chuẩn bị

Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc thuỷ tinh, máy sấy, kéo, cân điện tử, cối sứ, chày sứ, giấy lọc.

Hoá chất: Dung dịch Benedict, Lugol, CuSO4 1 %, NaOH 10 %, Sudan III, AgNO3, BaCl2, magnesium ammonium (Mg(NH4)2), ammonium oxalate ((NH4)2C2O4), picric acid bão hoà (C6H2(NO2)3OH), nước cất, rượu trắng.

Mẫu vật: Củ khoai tây, trứng gà, các loại quả chín (nho, chuối,...), hạt lạc (đậu phộng), lá cây còn tươi.

II. Cách tiến hành

1. Quan sát để trải nghiệm

Câu hỏi trang 33 Sinh học 10: Từ những tình huống sau đây, em hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi trường hợp và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống mà em quan sát được.

a. Khi mệt mỏi, người ta có thể ăn các loại quả chín (nho, chuối,…) sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi.

b. Để chế tạo hồ dán tinh bột tại nhà, người ta có thể dùng gạo, bột mì,…

c. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout.

d. Người ta thường sử dụng hạt lạc hoặc mè, đậu nành,… để làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật.

e. Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô.

g. Ăn nhiều các loại rau củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,…

Từ những tình huống sau đây, em hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi trường hợp

Lời giải:

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Các loại quả chín có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chất nào trong quả chín có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào?

2

Gạo, bột mì,… có thể được dùng để chế tạo hồ dán tinh bột tại nhà.

Gạo, tinh bột,… có chứa chất nào để có thể được dùng để chế tạo hồ dán tinh bột?

3

Ăn quá nhiều thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.

Tại sao thịt, cá, trứng, sữa… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout?

4

Hạt lạc, mè, đậu nành,… được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật.

Tại sao hạt lạc, mè, đậu nành,… được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật?

5

Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô.

Tại sao lá cây bị  héo sau nhiều ngày và dần khô lại?

6

Ăn nhiều rau củ giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,…

Tại sao ăn nhiều rau củ giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin?


2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

Câu hỏi trang 34 Sinh học 10: Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

Lời giải:

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Trong các loại quả chín có glucose.

Glucose có tính khử nên có thể dùng chất có tính oxy hóa để nhận biết (dung dịch Benedict).

2

Gạo, bột mì,… có chứa tinh bột.

Nhỏ dung dịch Lugol vào gạo đã được nấu chín.

3

Trong thịt, cá, trứng, sữa… có chứa nhiều protein (Acid uric – nguyên nhân gây ra bệnh gout là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lí).

Sử dụng dung dịch CuSO4 1% để xác định sự có mặt của các amino acid  trong thịt, cá, trứng, sữa,…

4

Hạt lạc, mè, đậu nành đều chứa nhiều lipid.

Nghiền nhỏ hạt lạc bằng rượu rồi thử bằng dung dịch Sudan III để xác định sự có mặt của lipid.

5

Lá bị khô và héo là do lá bị mất nước sau thời gian dài.

Kiểm tra khối lượng của lá ở thời điểm trước và sau khi sấy khô.

6

Trong rau củ có nhiều loại nguyên tố khoáng.

Sử dụng dung dịch AgNO3, Mg(NH4)2, (NH4)2C2O4, BaCl2, C6H2(NO2)3OH,… để xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào.


3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào

Bước 1: Bóc vỏ 4 – 5 quả nho (hoặc một quả chuối), cắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào cối sứ.

Bước 2: Nghiền nhỏ với 10 mL nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

Bước 3: Cho dịch lọc thu được vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch Benedict và đun trên ngọn lửa đèn cồn từ 3 – 5 phút.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

b. Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào

Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.

Bước 2: Nghiền mẫu khoai tây với 10 mL nước cất. Sau đó, lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

Bước 3: Cho dịch lọc vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt dung dịch Lugol.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

c. Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào

Bước 1: Đập một quả trứng gà và chiết lấy lòng trắng trứng cho vào cốc thuỷ tinh. Cho 0,5 L nước cất và 3 ml NaOH 10% vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng.

Bước 2: Lấy 10 – 15 ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% và lắc đều.

Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

d. Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào

Bước 1: Nghiền nhỏ các hạt lạc cùng với một ít rượu rồi lọc lấy phần dịch.

Bước 2: Cho 2 mL dịch lọc thu được vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt dung dịch Sudan III.

Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Chú ý:

Nếu không Sudan III có thể thay bằng nước cất, lúc này sẽ quan sát hiện tượng nhũ tương hoá lipid thành các giọt màu trắng sữa.

e. Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào

Bước 1: Cắt vài lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ. Cho lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.

Bước 2: Dùng máy sấy để sấy mẫu lá tươi khoảng 15 – 20 phút cho đến khi khô.

Bước 3: Đưa lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.

Bước 4: So sánh khối lượng của lá cây trước và sau khi đã sấy khô.

g. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào

Bước 1: Cho 10 g lá cây còn tươi vào cối sứ, giã nhuyễn với 15 mL nước cất.

Bước 2: Đun sôi khối chất thu được trong 15 – 20 phút rồi lọc lấy dịch chiết. Sau đó thêm vào khoảng 10 mL nước cất.

Bước 3: Lấy năm ống nghiệm và đánh số từ 1 đến 5. Cho vào mỗi ống từ 3 - 4 mL dịch chiết.

Bước 4: Tiến hành nhận biết các nguyên tố khoáng:

 + Ống nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3

 + Ống nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch Mg(NH4)2

 + Ống nghiệm 3: Nhỏ vài giọt dung dịch (NH4)2C2O4

 + Ống nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2

 + Ống nghiệm 5: Nhỏ vài giọt dung dịch C6H2(NO2)3OH bão hoà.

Bước 5: Quan sát kết quả thí nghiệm.

4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm

Câu hỏi trang 35 Sinh học 10: Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.

Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai

Lời giải:

STT

Nội dung giả thuyết

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Trong các loại quả chín có glucose.

Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch → Giả thuyết đúng.

Trong các loại quả chín chỉ có glucose.

2

Gạo, bột mì,… có chứa tinh bột.

Dung dịch chuyển sang màu xanh tím → Giả thuyết đúng.

Gạo, bột mì,… có chứa tinh bột.

3

Trong thịt, cá, trứng, sữa… có chứa nhiều protein.

Dung dịch chuyển sang màu tím → Giả thuyết đúng.

Trong thịt, cá, trứng, sữa… có chứa nhiều protein.

4

Hạt lạc, mè, đậu nành đều chứa nhiều lipid.

Dung dịch xuất hiện nhũ tương → Giả thuyết đúng.

Hạt lạc, mè, đậu nành đều chứa nhiều lipid.

5

Lá bị khô và héo là do lá bị mất nước sau thời gian dài.

Khối lượng lá giảm do bị mất nước → Giả thuyết đúng.

Lá bị khô và héo là do lá bị mất nước sau thời gian dài.

6

Trong rau củ có nhiều loại nguyên tố khoáng.

Trong các ống nghiệm xuất hiện kết tủa đặc trưng → Giả thuyết đúng.

Trong rau củ có nhiều loại nguyên tố khoáng như Cl, P, S, K, Ca,…


5. Báo cáo kết quả thực hành

Câu hỏi trang 36 Sinh học 10: tomtatdebai

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu Câu hỏi trang 36 Sinh học 10

Lời giải:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH

MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…                Lớp:…                   Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện đề tài

- Xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có trong tế bào.

2. Mẫu vật, hóa chất

a. Mẫu vật: Củ khoai tây, trứng gà, các loại quả chín (nho, chuối,…), hạt lạc (đậu phộng), lá cây còn tươi.

b. Hóa chất: Dung dịch Benedict, Lugol, CuSO4 1%, NaOH 10%, Sudan III, AgNO3, BaCl2, magnesium ammonium (Mg(NH4)2), ammonium oxalate (NH4)2C2O4), picric acid bão hòa (C6H2(NO2)3OH), nước cất, rượu trắng,…

3. Phương pháp nghiên cứu

- Kết hợp của phương pháp quan sát và phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 34, 35:

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào.

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào.

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào.

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào.

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào.

+ Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào.

4. Báo cáo kết quả nghiên cứu

a. Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose, tinh bột, protein, lipid trong tế bào.

- Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose: Nho hoặc chuối có chứa glucose. Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, glucose sẽ khử ion Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch).

- Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột: Khoai tây chứa nhiều tinh bột. Tinh bột chứa 2 thành phần là Amylose và Amylopectin. Amylose có cấu trúc xoắn lò xo, khi nhỏ iod thì iod được giữ lại trong cấu trúc xoắn này bằng liên kết hydrgen nên làm dung dịch có màu xanh.

- Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của protein: Trong lòng trắng trứng chứa nhiều protein. Trong môi trường kiềm, phản ứng của ion Cu2+ (CuSO4 1%) với nguyên tử nitơ trong liên kết peptide làm xuất hiện màu tím, đó là dấu hiệu của protein.

- Giải thích kết quả quan sát được trong các thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid: Trong lạc có chứa nhiều lipid. Khi thử nghiệm với chất nhuộm Sudan III, chất này liên kết với chất béo gây ra hiện phân thành giọt nhỏ của lipid (hiện tượng nhũ tương hóa).

b. Giải thích kết quả thí nghiệm sự có mặt của nước trong tế bào

- Khi dùng máy sấy sấy lá tươi, lúc này làm tăng nhiệt độ bên ngoài của lá cây. Nước trong lá cây khi gặp nhiệt độ cao sẽ tiến hành bốc hơi. Do đó khối lượng của lá cây bị giảm dần theo thời gian sấy là do mất nước.

S

T

T

Ống nghiệm + Thuốc thử

Hiện tượng xảy ra

Nhận xét – Kết luận – Giải thích

1

Dịch chiết + AgNO3

Kết tủa trắng (AgCl)

Có gốc Cl-

2

Dịch chiết + Mg(NH4)2

Kết tủa trắng (c)

Có gốc PO43-

3

Dịch chiết + (NH4)2C2O4

Kết tủa trắng (CaC2O4)

Có Ca2+

4

Dịch chiết + BaCl2

Kết tủa trắng (BaSO4)

Có gốc SO42-

5

Dịch chiết + C6H2(NO2)3OH bão hòa

Kết tủa vàng

(C6H2(NO2)3OK)

Có K+


c. Giải thích kết quả thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào. Viết phương trình phản ứng.

Phương trình phản ứng:

1. Cl- + AgNO3 → NO3 + AgCl

2. Mg(NH4)2 + PO43- → NH4MgPO4

3. Ca2+ + (NH4)2C2O4 → CaC2O4 + 2NH4

4. BaCl2 + SO42- → BaSO4 + 2Cl-

5. C6H2(NO2)3OH + K+ → C6H2(NO2)3OK + H+

5. Kết luận và kiến nghị

- Kết luận: Trong tế bào có rất nhiều thành phần hóa học khác nhau như glucose, lipid, protein, nước, một số chất khoáng,…

- Kiến nghị: Tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: