X

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Giải Sinh học 11 trang 13 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Sinh học 11 trang 13 trong Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 13.

Giải Sinh học 11 trang 13 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 trang 13 Sinh học 11: Quan sát sơ đồ ở Hình 2.3, hãy mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây.

Quan sát sơ đồ ở Hình 2.3, hãy mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây

Lời giải:

Quá trình trao đổi nước trong cây gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 - Hấp thụ nước ở rễ: Ở thực vật trên cạn, rễ chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc hấp thụ nước và khoáng từ đất qua các lông hút vào mạch gỗ. Nước được lông hút của rễ hấp thụ từ đất theo cơ chế thẩm thấu. Sau khi được lông hút hấp thụ, dòng nước và muối khoáng được vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường là con đường tế bào chất và con đường gian bào.

- Giai đoạn 2 - Vận chuyển nước ở thân: Dòng mạch gỗ vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên cung cấp cho các bộ phận khác của cây.

- Giai đoạn 3 - Thoát hơi nước ở lá: Sau khi được vận chuyển tới tế bào thịt lá, nước bốc hơi và khuếch tán để thoát ra ngoài không khí. Sự thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở lá theo 2 con đường là thoát hơi nước qua bề mặt lá và thoát hơi nước qua khí khổng.

Câu hỏi 4 trang 13 Sinh học 11: Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Sự khác nhau giữa cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ:

- Hấp thụ nước: Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thụ động kiểu thẩm thấu. Khi dịch trong tế bào lông hút có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ của dung dịch đất, nước được vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút.

- Hấp thụ khoáng: Rễ hấp thụ khoáng theo hai cơ chế thụ động và chủ động.

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng khuếch tán từ môi trường đất vào rễ (từ môi trường có nồng độ cao di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ thấp hơn) theo cách hút bám trao đổi hoặc di chuyển theo dòng nước.

+ Cơ chế chủ động: Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào nơi có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển và cần cung cấp năng lượng.

Lời giải Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: