X

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Giải Sinh học 11 trang 48 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Sinh học 11 trang 48 trong Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật Sinh 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 11 trang 48.

Giải Sinh học 11 trang 48 Chân trời sáng tạo

Thảo luận trang 48 Sinh học 11: Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.

Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai

Lời giải:

STT

Nội dung giả thuyết

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Quá trình hô hấp ở thực vật có tỏa nhiệt.

Nhiệt độ môi trường chứa hạt đang nảy mầm tăng dần lên → Giả thuyết đúng.

Quá trình hô hấp tỏa ra nhiệt.

2

Quá trình hô hấp cần sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Cây nến đang cháy bị tắt và nước vôi trong chuyển sang màu đục → Giả thuyết đúng.

Quá trình hô hấp tiêu thụ oxygen và thải ra carbon dioxide.

Báo cáo kết quả thực hành trang 48 Sinh học 11: Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu trang 48 Sinh học 11

Lời giải:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…                Lớp:…                   Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

- Chứng minh quá trình quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.

2. Kết quả và giải thích

a. Nhiệt độ trong bình chứa hạt thay đổi như thế nào tại thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ so với lúc mới cắm nhiệt kế? Giải thích.

- Nhiệt độ trong bình 1 tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.

- Giải thích:

+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp có sinh ra nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 1 tăng dần lên theo thời gian.

+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.

b. Màu sắc ở hai cốc nước vôi trong thay đổi như thế nào? Giải thích.

- Màu sắc ở 2 cốc nước vôi trong chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

- Giải thích:

+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào thải ra nhiều khí carbon dioxide. Khí này phản ứng với nước vôi trong tạo ra hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

+ Hơi mà chúng ta thổi ra cũng chứa nhiều khí carbon dioxide nên khi thổi hơi vào cốc nước vôi trong cũng xuất hiện hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

c. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với cây nến (hoặc que diêm) trong mỗi bình thí nghiệm? Giải thích.

- Ở bình 1, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt. Ở bình 2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.

- Giải thích:

+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình này tiêu thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide dẫn đến không đủ khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt.

+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp dẫn đến vẫn còn khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.

3. Kết luận

- Quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.

Lời giải Sinh 11 Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: