Giải Sinh học 11 trang 114 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Sinh học 11 trang 114 trong Kết nối tri thức Sinh 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học lớp 11 trang 114.
Giải Sinh học 11 trang 114 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 114 Sinh học 11: Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh có thể gây tử vong ở người ăn cá nóc. Giải thích.
Lời giải:
Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh có thể gây tử vong ở người ăn cá nóc vì: Quá trình lan truyền xung thần kinh là quá trình khử cực và đảo cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp trên sợi thần kinh. Vì vậy, ức chế quá trình khử cực và đảo cực ngăn không cho xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh dẫn đến liệt cơ, trong đó có cơ hô hấp, dẫn đến tử vong.
Câu hỏi 2 trang 114 Sinh học 11: Vi khuẩn Clostridium botulinum đôi khi xuất hiện trong thức ăn để lâu ngoài không khí tiết ra độc tố botulinum, độc tố này ngăn cản giải phóng acetylcholine ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Nếu ăn phải thức ăn có loại vi khuẩn này thì hậu quả sẽ như thế nào? Giải thích.
Lời giải:
Acetylcholine không được giải phóng ở chuỳ synapse thần kinh – cơ xương dẫn đến các cơ xương không co dãn, kể cả cơ hô hấp. Khi cơ bị liệt, cơ hô hấp không co dãn, cơ thể thiếu O, dẫn đến tử vong.
Câu hỏi 3 trang 114 Sinh học 11: Nếu nhìn gần trong thời gian dài (ví dụ: đọc sách dưới ánh sáng yếu, bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể) làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Trạng thái phồng của thủy tinh thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nhìn các vật? Giải thích.
Lời giải:
Thuỷ tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng làm cho ảnh của vật rơi trước võng mạc, dẫn đến chỉ nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa, nói cách khác là bị bệnh cận thị.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật hay khác: