Giải Sinh học 11 trang 78 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Sinh học 11 trang 78 trong Kết nối tri thức Sinh 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học lớp 11 trang 78.
Giải Sinh học 11 trang 78 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 78 Sinh học 11: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
Lời giải:
Phân biệt |
Miễn dịch không đặc hiệu |
Miễn dịch đặc hiệu |
Tính đặc hiệu |
Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó. |
Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể. |
Cơ chế miễn dịch |
Các hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học (da, niêm mạc, các dịch tiết của cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn). |
Gồm 2 loại: + Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc. |
Tế bào tham gia |
Dưỡng bào, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu thực bào, đại thực bào, tế bào giết tự nhiên và các tế bào trình diện kháng nguyên (tế bào B, tế bào có tua, đại thực bào,…). |
Các tế bào lympho B và lympho T. |
Khả năng ghi nhớ miễn dịch |
Không có khả năng ghi nhớ miễn dịch. |
Có khả năng ghi nhớ nhờ các tế bào lympho B và lympho T nhớ. |
Tính hiệu quả |
Thấp. |
Cao. |
Thời gian xảy ra |
0 – 12 giờ. |
Miễn dịch nguyên phát: 7 – 10 ngày. Miễn dịch thứ phát: 2 – 3 ngày. |
Câu hỏi 2 trang 78 Sinh học 11: Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?
Lời giải:
Cách thức nhận diện kháng nguyên tương ứng của tế bào B, tế bào T và kháng thể:
- Tế bào B và tế bào T nhận diện kháng nguyên nhờ các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất: Thụ thể kháng nguyên có vùng nhận diện và gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống như chìa khóa với ổ khóa. Tất cả thụ thể kháng nguyên trên một tế bào B hoặc một tế bào T đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.
- Kháng thể nhận diện kháng nguyên nhờ có vùng nhận diện trên kháng thể: Vùng nhận diện gắn với kháng nguyên qua quyết định kháng nguyên tương ứng, giống chìa khóa với ổ khóa. Tất cả kháng thể được tạo ra từ các tương bào thuộc một dòng tế bào B đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng qua quyết định kháng nguyên.
Câu hỏi 3 trang 78 Sinh học 11: Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?
Lời giải:
Hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát vì: Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát, miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật hay khác: