Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Trắc nghiệm Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật - Sinh học 11 Kết nối tri thức
Câu 1: Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn là
A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất.
B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải.
D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
Câu 2: Phát biểu nào đúng khi nói về các kiểu lấy thức ăn của động vật?
A. Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 2 kiểu chính: ăn lọc và ăn hút.
B. Ăn hút là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
C. Động vật lấy thức ăn theo kiểu ăn hút có cấu tạo miệng phù hợp với đục lỗ và hút dịch.
D. Hổ là động vật lấy thức ăn từ môi trường theo kiểu ăn hút.
Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.
Câu 4: Trong tiêu hóa nội bào, các mảnh thức ăn nhỏ được tế bào thực bào, sau đó
A. thức ăn được các tế bào của cơ thể hấp thụ ngay.
B. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào giúp cơ thể hấp thụ.
C. các enzyme của ống tiêu hóa phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.
D. các enzyme của lysosome phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.
Câu 5: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa của người diễn ra theo trình tự nào dưới đây?
A. Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.
B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn.
C. Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 6: Enzyme nào dưới đây có trong nước bọt giúp thủy phân tinh bột trong thức ăn thành đường maltose?
A. Enzyme amylase.
B. Enzyme pepsin.
C. Enzyme lactase.
D. Enzyme sucrase.
Câu 7: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
A. Protein.
B. Tinh bột.
C. Lipid.
D. Protein và tinh bột.
Câu 8: Các nhu động của ruột non có tác dụng
A. làm nhỏ thức ăn, hấp thụ lại nước và đẩy thức ăn về phía ruột già.
B. nhào trộn thức ăn với enzyme lysosome, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.
C. nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía dạ dày.
D. nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.
Câu 9: Hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở
A. Miệng.
B. Dạ dày.
C. Ruột non.
D. Ruột già.
Câu 10: Đặc điểm nào của ruột non tạo ra diện tích hấp thụ rất lớn từ 250 – 300 m2?
A. Ruột non có nhiều nếp gấp và dịch vị.
B. Ruột non có nhiều nếp gấp, lông ruột và vi nhung mao.
C. Có hình ống thằng dài 20 – 30 cm.
D. Phình to, có nhiều cơ co bóp và vi nhung mao.
Câu 11: Chế độ ăn uống khoa học là
A. chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất béo và chất xơ.
B. chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ.
C. chế độ ăn uống đủ năng lượng và đủ muối khoáng mà cơ thể cần.
D. chế độ ăn uống đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần.
Câu 12: Đâu không phải là biện pháp để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa?
A. Có chế độ ăn đủ chất, đủ lượng.
B. Vận động ngay sau khi ăn để hạn chế hấp thụ chất béo.
C. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Hạn chế đồ ăn mặn, đồ chiên xào.
Câu 13: Tại sao một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa được sữa?
A. Do cơ thể sản xuất quá nhiều enzyme lactase gây ức chế sự tiêu hóa sữa.
B. Do sữa làm ngăn cản quá trình tiêu hóa cơ học trong ruột non.
C. Do cơ thể không có enzyme lactase – enzyme thủy phân lactose.
D. Do cơ thể không có enzyme pepsin – enzyme thủy phân lactose.
Câu 14: Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây?
A. Căng thẳng thần kinh kéo dài.
B. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
C. Do thói quen ăn uống thiếu khoa học.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 15: Tại sao cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí của cơ thể?
A. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có nhu cầu về chất béo khác nhau.
B. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.
C. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có sở thích về ăn uống khác nhau.
D. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có các bệnh về tiêu hóa khác nhau.