X

Sinh học 12 Kết nối tri thức

Giải Sinh học 12 trang 25 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Sinh học 12 trang 25 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 25.

Giải Sinh học 12 trang 25 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 25 Sinh học 12: Nêu một số nguyên nhân gây đột biến gene.

Lời giải:

Một số nguyên nhân gây đột biến gene:

- Nguyên nhân bên trong: Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào dẫn đến sai sót trong quá trình nhân đôi DNA, gây biến dạng DNA hoặc biến đổi cấu trúc hóa học của các nucleotide.

- Nguyên nhân bên ngoài: Do sự tác động của các tác nhân gây đột biến gồm:

+ Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại (tia UV), nhiệt,...

+ Tác nhân hóa học: ethyl methane sulfonate (EMS), 5-bromouracil (5-BrU), N-Nitroso-N-methylurea (NMU),...

+ Tác nhân sinh học: một số virus như viêm gan B, HPV,... cũng có thể gây nên các đột biến gene.

Câu hỏi 2 trang 25 Sinh học 12: Giải thích một số cơ chế phát sinh đột biến gene

Lời giải:

Một số cơ chế phát sinh đột biến gene:

- Trong quá trình tái bản, nếu một nucleotide được sử dụng làm khuôn 2 lần thì sau lần tái bản kế tiếp sẽ dẫn đến đột biến thêm một cặp nucleotide; khi một nucleotide không được sử dụng để làm khuôn thì sau lần tái bản kế tiếp sẽ dẫn đến đột biến mất một cặp nucleotide.

- Tia UV cũng có thể làm hai T trên cùng một mạch liên kết với nhau và khi tế bào sửa chữa thường dẫn đến đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide.

- Chất độc màu cam (acridine orange) và dioxin có thể chèn vào DNA gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.

- Sự biến đổi cấu trúc từ nucleotide dạng thường thành nucleotide dạng hiếm có vị trí liên kết hydrogen bị thay đổi dẫn đến sự bắt cặp nucleotide sai trong quá trình nhân lên dẫn đến đột biến thay thế. Ví dụ: Thymine dạng hiếm T* dẫn đến thay thế cặp A - T thành G - C (A - T* → G - T* → G – C); G* dẫn đến thay thế cặp G - C thành A - T (G* - C → G* - T → A - T);…

- Trong quá trình tái bản DNA, một số chất có cấu trúc giống với base bình thường được gắn vào mạch mới tổng hợp có thể gây ra đột biến thay thế nucleotide. Ví dụ: 5-BrU bắt cặp với A hoặc với G trong quá trình tái bản gây đột biến thay thế cặp A - T thành cặp G - C hoặc ngược lại;…

Lời giải Sinh 12 Bài 4: Đột biến gene hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: