Soạn bài Ca dao hài hước ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Ca dao hài hước ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Ca dao hài hước ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Ca dao hài hước

A. Soạn bài Ca dao hài hước (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới

    + bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến "một con chuột béo" miễn là có thú bốn chân"

    + còn nhà gái lại thách cưới bằng "một nhà khoai lang".

    + cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình

    + tiếng cười tự trào có phần chua chát, nhưng vui vẻ, hài hước, rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.

- Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, tương phản để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.

    + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn cưới bằng voi, trâu, bò

    + Lối nói giảm dần:

   ● Voi ⟶ trâu ⟶ bò

   ● Củ to ⟶ củ nhỏ ⟶ củ mẻ ⟶ củ rím, củ hà

    + Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với dẫn bò.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội.

- Tác giả dân gian hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nhân dân.

- Vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao

    + Bài 1: tiếng cười tự trào cười chính mình

    + Bài 2.

    • Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối

    • Thủ pháp nghệ thuật : sự kết hợp giữa đối lập và cách nói ngoa dụ.

    • đối lập với "làm trai" và "sức trai" là "Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng".

    • Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm "khom lưng chống gối" ấy như thế nào mọi người đã rõ

- Bài 3

    + Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lười nhác, không có chí lớn.

    + Thủ pháp tương phản: giữa "chồng người" với "chồng em"

    + Biện pháp nói quá : ông chồng hèn yếu chỉ biết "ngồi bếp" để "sờ đuôi con mèo"

    + Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông lười nhác, ăn bám vợ

- Bài 4.

    + đối tượng là những phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.

    + thủ pháp nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian.

    + Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng những phụ nữ vô duyên

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

- Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.

- Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.

- Dùng ngôn ngữ đời thường nhưng thâm thúy và sâu sắc.

- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.

LUYỆN TẬP

1. Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.

- Tiếng cười tự trào của người lao động rất đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ

    + nó thể hiện sự lạc quan, đồng thời biểu hiện sự thông minh, sắc xảo, hóm hỉnh của người lao động

    + Tiếng cười cũng bật lên như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động

2. Các bài ca dao sưu tầm

Soạn bài Ca dao hài hước

B. Thể loại

- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Lời thơ thường ngắn gọn.

+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

C. Tìm hiểu tác phẩm Ca dao hài hước

- Thể loại:

+ Bài 1: Tiếng cười giải trí, tự trào.

+ Bài 2,3,4: Tiếng cười phê phán, chế giễu.

- Giá trị nội dung: Chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao.

+ Ngôn ngữ giản dị, đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

+ Biện pháp tu từ: ngoa dụ, nói quá, đối lập, tương phản, trùng điệp, nói giảm nói tránh…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: