Soạn bài Lời tiễn dặn ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Lời tiễn dặn ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Lời tiễn dặn ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Lời tiễn dặn

A. Soạn bài Lời tiễn dặn (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Diễn biến tâm trạng của chàng trai:

    + Đau xót khi phải tiễn người yêu về nhà chồng

    + Gọi người yêu thân mật “người đẹp anh yêu”

    + Khẳng định tình yêu thắm thiết trong anh

    + Đôi lúc tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực Chị đang theo chồng.

- Những hình ảnh thể hiện sự nuối tiếc và đau khổ của chàng trai

    + Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

    • Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

    • Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

    + Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt:

    • Đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè

    • Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hành động tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng qua cảm nhận của chàng trai:

    + Cô gái sống trong sự dằn vặt, đau khổ khi chia xa, ngăn cách, tất cả không thốt nên lời chỉ thông qua cảm nhận nơi chàng trai

    + Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa bước vừa ngoái trông

    + Cô gái đưa ra những lý do chính đáng chờ đợi chàng trai:

    • Chân bước xa lòng càng nhớ

    • Em từng ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng lá ngón ngóng trông

- Cách mô tả ấy biểu lộ tình cảm bền chặt gắn bó của chàng trai: dù cô đi lấy chồng nhưng anh vẫn từng phút giây dõi theo cô, xem cô là cuộc sống, niềm hạnh phúc của mình.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

    + Chàng trai nâng cô gái dậy, phủi áo, chải tóc cho cô gái

    + Đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái uống

+ Dậy đi em, dậy đi em ơi

Dậy rũ áo kẻo bọ

Dậy phủi áo kẻo lấm

Đầu bù anh chải cho

Tóc rối đưa anh búi hộ

- Qua những hành động cử chỉ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của chàng trai dành cho cô gái rất chân thành và sâu sắc.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Sử dụng nhiều câu thơ với các hình ảnh so sánh, ẩn dụ liên tiếp để nhấn mạnh tấm lòng son sắc thủy chung của chàng trai- cô gái

    + Vừa đi vừa ngoảnh lại

    + Vừa đi vừa ngoái trông

- Sử dụng câu thơ có chung cấu trúc , từ ngữ, hình ảnh được lặp lại để khẳng định sự bền lòng, tình cảm bền chặt và quyết tâm đoàn tụ của hai người

    + Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi Tới rừng lá ngón ngóng trông

    + Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già

B. Thể loại

- Truyện thơ dân gian: Là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

- Đặc điểm:

+ Quy mô lớn, dung lượng dài.

+ Kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

+ Kể về số phận những con người nghèo khổ và thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật một cách trực tiếp, đa dạng, phong phú.

- Phân loại:

+ Những truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian.

+ Những truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian.

+ Những truyện thơ kế thừa truyền thống của thơ ca trữ tình dân gian.

+ Những truyện thơ có tính chất thuyết giáo.

C. Tìm hiểu tác phẩm Lời tiễn dặn

*Tiễn dặn người yêu

- Thể loại: Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống của thơ ca trữ tình dân gian Thái.

- Tóm tắt: Câu chuyện kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của vợ chồng mình. Đôi trai gái ấy gần gũi, gắn bó từ thuở còn nằm trong bụng mẹ, đến tuổi thanh niên thì yêu nhau thắm thiết. Nhưng cha mẹ cô gái ham tiền bạc đã ép gả cô cho người giàu, cô vô cùng đau khổ, chỉ biết than khóc. Chàng trai nghèo đành đau khổ hát lời tiễn dặn, đưa cô về nhà chồng. Ở nhà chồng, cô gái bị đày đọa, hắt hủi, bị đuổi về nhà, bị bán vào cửa quan, rồi bị đem ra chợ bán. Năm tháng trôi qua, trong khi cô gái bị đày đọa, tàn héo dần thì chàng trai bỏ làng đi buôn bán nơi xa, quyết chí làm giàu. Tình cờ, khi đi chợ, anh đã bỏ tiền “mua” được cô gái với giá rẻ bằng giá cuộn lá dong. Đôi trai gái yêu nhau thuở nào, được gặp lại, đưa nhau về chung sống hạnh phúc. Còn với người vợ cả, chàng trai trả về nhà cha mẹ và lại hát lời đưa tiễn ân cần, chu đáo.

- Giá trị nội dung:

+ Tiếng hát căm phẫn những suy nghĩ và cổ tục lạc hậu đã chà đạp hạnh phúc lứa đôi – Bức tranh hiện thực bi thảm lay động lòng người.

+ Tiếng hát đắm say ca ngợi tình yêu tự do và sự chiến thắng của lòng chung thủy – Ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Kết cấu độc đáo, tràn đầy kịch tính và có thủ pháp hư cấu nghệ thuật một cách chân thực, sâu sắc.

+ Nhiều hình ảnh so sánh, ví von đặc sắc, biểu cảm và giọng điệu ngọt ngào thấm đẫm chất trữ tình phong vị dân tộc Thái.

*Lời tiễn dặn

- Xuất xứ: Trích trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (24 câu – từ đầu đến góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai (và của cô gái qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn cô gái về nhà chồng.

+ Phần 2 (30 câu còn lại): Cử chỉ, hành động và tâm trạng của anh khi ở nhà chồng của cô gái.

- Giá trị nội dung:

+ Tình yêu tha thiết, thủy chung của đôi trai gái.

+ Khát vọng tự do sống trong tình yêu, hạnh phúc.

+ Ý thức phản kháng xã hội. g Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

+ Cấu trúc lặp lại, lối sử dụng điệp từ, lấy thiên nhiên làm đối tượng biểu đạt.

+ Lấy thiên nhiên để so sánh, để giãi bày tâm trạng.

+ Đại từ nhân xưng + hô ngữ mệnh lệnh: tăng tính chất trữ tình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: