Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

A. Soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến.

- Hiệp đấu thứ nhất:

   + Hai bên múa khiên

   • Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi

   • Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn, thái độ bình thản

   + Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.

- Hiệp đấu thứ hai:

   + Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây

   + Mtao Mxây vẫn ngoan cố “mặc cả” hòng làm nhụt chí chiến đấu của Đăn Săn

   + Kết quả: Đăn Săn kết thúc số phận kẻ thù, cuộc chiến chấm dứt

   ⇒ Qua đó ta thấy một Mtao Mxây hèn nhát, kém cỏi đối lập hoàn toàn với một Đăn Săn hùng dũng, đàng hoàng, chính trực.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng:

   + Số lần đối đáp: gồm 3 nhịp hỏi – đáp .

   + Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau: lần thứ nhất - Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, lần thứ hai gõ vào tất cả các nhà, lần thứ bao gõ vào mỗi nhà trong làng.

   ⇒ Qua cả 3 lần thấy được thấy lòng mến phục, thái độ hưởng ứng tuyệt đối, sự trung thành của dân làng.

- Hành động của dân làng:

   + Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng.

   + Vì vậy, khi Đăm Săn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi kéo đến ăn mừng.

   ⇒ Thể hiện sự suy tôn tuyệt đối của dân làng với Đăn Săn, sự thống nhất hài hòa giữa quyền lợi và khát vọng của anh hùng sử thi với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng.

   - Ý nghĩa:

   + thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

   + Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Các chi tiết sử dụng phép so sánh

   + So sánh tương đồng các đoạn tả: tài múa khiên của Đăm Săn, cảnh đoàn người kéo về buôn của chàng, đoạn tả thân hình của Đăm Săn

   + So sánh tương phản: cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.

- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:

   + Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc

   + Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

- Giá trị

   + Những câu văn, đoạn văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật phóng đại vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.

   + Lấy hình ảnh nhiên nhiên, vũ trụ để so sánh với Đăm Săn nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng sánh ngang tầm với vũ trụ.

   + So sánh với sự vật, con vật gần gũi nơi núi rừng tạo sự thân thuộc, dễ hình dung

Luyện tập

- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn: là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.

- Vai trò của con người: là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.

⇒ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.

B. Thể loại

- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

- Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.

- Đặc trưng của sử thi:

+ Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

+ Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

- Phân loại sử thi:

+ Sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…

+ Sử thi anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.

C. Tìm hiểu tác phẩm Chiến thắng Mtao-Mxây

*Sử thi Đăm Săn

- Thể loại: Sử thi anh hùng của dân tộc Ê-đê.

- Tóm tắt: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn. Một lần tình cờ gặp cây sơ-múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ. Liền đó cả hai vợ đều chết và Đăm Săn phải tìm lối lên trời xin thuốc thần cứu vợ sống lại. Ít lâu sau, Đăm Săn lại tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt Trời (con gái của Trời) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối, chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng.

*Chiến thắng Mtao Mxây

- Vị trí đoạn trích: Phần giữa sử thi Đăm Săn, kể chuyển Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.

- Thể loại: Sử thi anh hùng.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường): Trận đánh giữa hai tù trưởng.

+ Phần 2 (Tiếp đến …Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

+ Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.

+ Nghệ thuật kể xem lẫn tả.

+ Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: