Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về

A. Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về (ngắn nhất)

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Tâm trạng của nhân vật Uy-lit-xơ biểu hiện qua cách ứng xử bộc lộ nhiều phẩm chất:

- Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình tuy nhiên chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt theo dõi tình hình

- Chàng vào vai người hành khất, bình tĩnh cùng con trai Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hôn láo xược, gia nhân phản bội thể hiện sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.

- Lúc gặp vợ, chàng luôn kiên nhẫn trải qua những thử thách của Pê-nê-lốpthể hiện sự nhẫn nãi, bình tĩnh của Uy-lít-xơa cùng niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.

- Uy-lít-xơ hờn dỗi khi Pê-nê-lốp mãi vẫn không nhận ra chàng và chàng khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân Uy-lít-xơ là người rất giàu tình cảm, rất yêu vợ.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân khi gặp Uy-lít-xơ vì nàng luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật để đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…

- Phép thử bí mật chiếc giường cho thấy phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp.

   + Nàng là con người khôn ngoan khi thử thách bằng bí mật chỉ hai vợ chồng mới biết.

   + nàng không muốn bị mất phẩm giá của người vợ và muốn chứng minh tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng đối với chồng.

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm, tỉ mỉ, trang trọng

   + Trong đoạn trích, Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình

   + Đoạn kể kéo dài, tỉ mỉ thể hiện sự thăm dò, phản ứng của nhân vật dẫn tới bản chất vấn đề

- Tác giả dùng cụm danh-tính từ để gọi nhân vật, khắc họa bản chất của nhân vật

- Khổ cuối đoạn trích sử dụng biện pháp so sánh có đuôi dài ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp sinh động, hiệu quả

LUYỆN TẬP (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

1. Tổ chức diễn kịch

2. Nhập vai Uy- lít- xơ kể lại cảnh nhận mặt

Tôi trở về ngôi nhà thân thương của mình sau hai mươi năm ròng rã lưu lạc bên ngoài. Một niềm vui vô bờ khi đặt chân đến ngôi nhà, gặp lại người thân, bạn bè, gia nhân thế nhưng họ lại không nhận ra tôi và người vợ yêu dấu ngày nào nay lại lạnh nhạt. Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn to gan cùng với con trai tôi là Tê-lê-mác trừng trị lũ đầy tớ phản chủ. Tôi rất hồi hộp thời khắc gặp Pê-nê-lốp. Khi nàng bắt đầu đặt chân vào, nàng ngồi đối diện tôi nhưng im lặng, có lúc tôi thấy nàng nhìn tôi âu yếm, lúc lại thờ ơ lạnh nhạt. Tim tôi nhói đau, chẳng lẽ nàng lại không nhận ra tôi, chẳng lẽ thời gian đã làm cho nàng quên đi người chồng thuở nào. Được một lúc, nàng lên tiếng muốn tôi nhận ra dấu hiệu riêng để nhận ra nhau, tôi đã hiểu nàng muốn thử tôi. Tôi dặn dò con trai cẩn thận trước sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc gia nhân mặc quần áo đẹp để người ngoài tưởng trong nhà làm lễ cưới. Pê- nê-lốp đặt ra thử thách “chiếc giường” để chắc chắn tôi là chồng của nàng Nàng nhắc nhũ mẫu Ơ-ri-cle khiêng chiếc giường ra khỏi gian phòng có vách tường kiên cố. Nghe vậy tôi vội lên tiếng nói về những bí mật trong quá trình chế tác chiếc giường. Nhưng vừa dứt lời bỗng thấy Pê-nê-lốp ôm chầm lấy tôi cùng những giọt nước mắt ngọt ngào, lúc này tôi nhận thấy sự chung thủy và sự thông minh của vợ, tôi ôm lấy nàng sau bao năm xa cách. Tôi biết ơn sự thông tuệ của nàng, sự cẩn trọng của nàng, điều đó cho thấy nàng chưa bao giờ dễ dãi, chưa bao giờ hết mong nhớ người chồng này. Cả gia đình ai nấy đều vui mừng và hạnh phúc chào đón tôi trở về.

B. Thể loại

- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

- Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.

- Đặc trưng của sử thi:

+ Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

+ Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

- Phân loại sử thi:

+ Sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…

+ Sử thi anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.

C. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên bờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX – VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể.

- Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp".

- Sự nghiệp sáng tác: I-li-átÔ-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ.

3. Tác phẩm Uy-Lít-Xơ trở về

*Sử thi Ô-đi-xê

- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.

- Thể loại: Sử thi anh hùng.

- Ô-đi-xê gồm 12110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.

- Tóm tắt: Câu chuyện được kể từ thời điểm Uy-lít-xơ sau mười năm rời Tơ-roa, vẫn chưa thể đặt chân lên mảnh đất quê hương và đang bị nữ thần Ca-líp-xô cầm giữ. Các thần cầu xin Dớt cho Uy-lít-xơ được sum họp với gia đình. Dớt đồng ý. Trong khi đó, tại quê nhà, Pê-nê-lốp, vợ của Uy-lít-xơ phải đối mặ với 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn. Tê-lê-mác, con trai của chàng phải đương đầu với bọn chúng để bảo vệ gia đình. Tuân lệnh Dớt, nữ thần Ca-líp-xô buộc phải để Uy-lít-xơ rời đảo. Sau vài ngày, gặp bão lớn, chiếc bè bị đánh tan tác, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của vua An-ki-nô-ốt. Tại đây, Uy-lít-xơ đã kể lại hành trình phiêu lưu mạo hiểm trong suốt 10 năm qua các miền đất lạ cho nhà vua (khúc ca I – XII). Được An-ki-nô-ốt giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương sau 20 năm ròng rã xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh) nơi Uy-lít-xơ phải đối mặt với một nguy hiểm mới. Đó là bọn cầu hôn xảo quyệt, hung hãn đang rắp tâm chiếm đoạt tài sản gia đình. Uy-lít-xơ cùng con trai và gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng. Nữ thần A-tê-na xuống trần báo tin Uy-lít-xơ được Dớt cho phép đoàn tụ và trừng trị những kẻ đã phá hoại gia đình mình. Cuộc sống mới bắt đầu trên xứ sở I-tác, quê hương yêu dấu của Uy-lít-xơ (khúc ca XIII – XXIV).

- Chủ đề: Bài ca lao động, hòa bình, thể hiện cuộc sống và mơ ước của người Hi Lạp cổ đại trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên, mở rộng gia lưu, xây dựng cuộc sống gia đình,…

*Uy-lít-xơ trở về

- Vị trí: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.

- Thể loại: Sử thi anh hùng.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …người kém gan dạ): Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.

+ Phần 2 (Còn lại): Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chồng.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể.

+ Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.

+ Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.

+ Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: