Soạn bài Văn bản (Tiếp theo) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Văn bản (Tiếp theo) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Văn bản (Tiếp theo) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Văn bản (Tiếp theo) (ngắn nhất)
Hướng dẫn soạn bài học
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:
- Đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn (câu chủ đề): Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau
- Các câu còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.
b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn
- Câu 1: Câu chủ đề nêu luận điểm: Giữa cơ thể và môi trường có mối ảnh hưởng qua lại với nhau.
- Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng.
- Các câu 4, 5: Chứng minh cho chủ đề thể hiện trong câu 1 (ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể).
c. Nhan đề cho đoạn văn: Cơ thể với môi trường, Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường,....
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Sắp xếp: 1 - 3 - 4 - 5 – 2
Đoạn văn hoàn chỉnh
Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Nhan đề có thể đặt là: Bài thơ Việt bắc của Tố Hữu, Hoàn cảng ra đời của bài thơ Việt Bắc, ........
Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn bị chặt phá gây ra các trận hạn hán , lũ lụt kéo dài. Không khí ô nhiễm gây ra các bệnh về hô hấp, về da cho con người. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm do rác thải từ người dân, các nhà máy xí nghiệp đổ ra ao hồ gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, ung thư,... Môi trường ngày càng ô nhiễm đến mức báo động.
- Đặt tên: Thực trạng môi trường hiện nay
Câu 4 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Xác định các vấn đề về đơn xin nghỉ học:
- Người nhận: Đơn gửi đến thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp, hoặc hiệu trưởng nhà trường
- Người viết: học sinh của lớp, của trường
- Mục đích viết đơn: Đề xuất nguyện vọng xin nghỉ học
- Nội dung cơ bản của đơn thường có:
+ Tên họ của người viết đơn.
+ Nêu lí do nghỉ học.
+ Thời gian xin nghỉ học
+ Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập trong thời gian nghỉ học.
- Kết cấu của lá đơn: Theo đúng khuôn mẫu chung sẵn có của kiểu văn bản hành chính công vụ, đảm bảo các nội dung:
(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ
(2) Ngày, tháng, năm viết đơn
(3) Tên đơn
(4) Họ tên, địa chỉ người nhận.
(5) Họ tên, địa chỉ lớp của người viết đơn.
(6) Nội dung đơn (lí do nghỉ học, thời gian xin nghỉ, lời hứa.
(7) Kí và ghi rõ họ tên ⇒ Viết đơn
B. Kiến thức cơ bản
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+ Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,…).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu,…).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,…).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,…).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,…).