Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Hiền tài là người có đức độ, tài cao.
- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
- Người hiền tài chính là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vi của quốc gia dân tộc.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
- Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua
- Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng người tài
- Kẻ ác thấy đó làm điều răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
- Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiển tài nảy nở, đất nước hưng thịnh dài lâu, củng cố mệnh mạch cho Nhà nước.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Thời nào "hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài.
- Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
- Ngày nay các cấp chính quyền địa phương, nhà nước đều phải có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích phát triển người tài, tránh chảy máu chất xám
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Sơ đồ kết cấu
B. Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự Hậu Phủ.
- Quê: Yên Ninh, Yên Dũng, Bắc Giang.
→ Ông là người học giỏi, được vua Lê Thánh Tông tin dùng và ban là Tao Đàn phó nguyên soái.
- Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm 1469.
C. Tìm hiểu tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: ….
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.
- Xuất xứ văn bản: Hiền tài là nguyên khí quốc gia được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba.
- Thể loại: Văn bia
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến … làm đến mức cao nhất): nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.
+ Phần 2 (Phần còn lại): nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài.
- Giá trị nội dung:
- Giá trị nghệ thuật: