Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

A. Soạn bài Nhàn (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư cho thấy sự chủ động với công việc

- Nhịp điệu (2/2/3) và (4/3) trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung

- Hai câu thơ ấy cho ta thấy

   + cuộc sống nhàn nhã ở nơi thôn dã của tác giả.

   + tâm trạng vui vẻ, hài lòng với đời sống tự cung tự cấp cùng sự ngông ngạo trước thói đời của tác giả

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cách hiểu:

   + “nơi vắng vẻ”: là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn.

   + “chốn lao xao”: chốn quan trường, đường hoạn lộ, nơi sang trọng, đầy thủ đoạn, bon chen, luồn lọt, sát phạt

- Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn”:

   + tác giả tự nhận mình là người “dại” , chấp nhận mọi điều tiếng để “tìm nơi vắng vẻ”, nhường người “khôn” đến “chốn lao xao”

   + tự nhận là "dại", song thực chất là "khôn", tác giả là người từng trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình "khôn" nhưng thực chất là "dại".

- Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4: tạo sự so sánh giữa hai triết lí sống, để khẳng định triết lí sống của tác giả

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong câu thơ 5, 6 có những điểm đáng chú ý:

   + Thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ

   + Sinh hoạt đời thường: thích tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác

   + Hai câu thơ tạo thành bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc.

- Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đạm bạc mà thanh cao

   + đạm bạc ở những thức ăn cây nhà lá vườn, tự mình làm ra

   + cuộc sống tự nhiên mùa nào thức ấy bình dị mà thanh cao

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch

- Qua đó cho thấy tâm hồn, nhân cách kẻ sĩ thanh cao, trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là: sống hòa hợp vời tự nhiên và xa lánh nơi quyền quý, chốn quan trường để giữ cốt cách thanh cao.

- Sống nhàn không có nghĩa là không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cuộc sống của bản thân mà là cuộc sống xa lánh nơi quyền quý, rời khỏi vòng danh lợi, sống hòa hợp với tự nhiên.

- Cuộc sống như vậy tuy giản dị nhưng cho ông sự thoải mái, thanh sạch trong tâm hồn,

LUYỆN TẬP

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên thật giản dị, đạm bạc nhưng thanh cao, trong sạch.

- Triết lí sống của ông là tư tưởng nhân sinh của đạo nho, ứng xử trong thời loạn: sống chan hòa với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn luôn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân cách của một nhà nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch, uyên thâm

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hành.

- Cuộc đời:

+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.

+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc

+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

- Phong cách sáng tác:

+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn

+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội

+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

C. Tìm hiểu tác phẩm Nhàn

- Xuất xứ: bài thơ Nôm số 79 trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm.

- Nhan đề: do người đời sau đặt.

+ Nhàn là trạng thái tinh thần tự do thoát khỏi danh, lợi và các sự vụ của chính trường, là tôn trọng trạng thái tự nhiên, tự tại của con người.

+ Nhàn là thoát khỏi những quan niệm cổ hủ, những định kiến tầm thường, những khen chê phàm tục.

- Bố cục: 2 phần

+ Vẻ đẹp cuộc sống của NBK (2 câu đề và 2 câu luận).

+ Vẻ đẹp về nhân cách và trí tuệ của NBK (2 câu thực và 2 câu kết).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: