Soạn bài Tổng kết phần văn học ngắn gọn - Soạn văn lớp 10


Soạn bài Tổng kết phần văn học ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Tổng kết phần văn học ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Tổng kết phần văn học

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

    + Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

    + Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

- Các thể loại của văn học dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca do, vè, truyện thơ, chèo.

- Đặc trưng chủ yếu của từng thể loại:

    + Thần thoại : tự sự dân gian thường kể về các vị thần, giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt.

    + Sử thi : tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần, nhịp, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng.

    + Truyền thuyết : văn xuôi tự sự kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sử của nhân dân, thường có yếu tố kì ảo.

    + Truyện cổ tích: văn xuôi tự sự kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân.

    + Truyện cười : xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí hoặc phê phán thói hư tật xấu.

    + Truyện ngụ ngôn : truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện đồ vật, con vật… hoặc về chính con người để nói bóng gió nhằm khuyên nhủ, răn dạy.

    + Tục ngữ : đúc kết kinh nghiệm nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép ứng xử con người trong cuộc sống.

    + Ca dao : bài thơ có vần, thường là những câu hát có vần, có điệu diễn tả đời sống nội tâm con người.

    + Vè : văn vần, lời thơ mộc mạc, kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.

    + Câu đố : câu nói, câu văn có vần để mô tả một vật, một khái niệm, hiện tượng… buộc người nghe đưa ra đáp án để giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức về đời sống.

    + Truyện thơ : văn vần kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận con người nghèo khổ và khát vọng tình yêu tự do, công bằng.

    + Các loại hình sân khấu (chèo, tuồng, dân ca…) : hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất nhằm diễn tả những cảnh sinh hoạt và những mẫu người điển hình trong xã hội xưa.

b. Với mỗi thể loại có thể chọn phân tích các tác phẩm sau :

- Sử thi : Sử thi Đăm Săn

- Truyền thuyết : Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy…

- Truyện cổ tích : Tấm Cám, Sọ Dừa,…

- Truyện thơ : Tiễn dặn người yêu,…

- Truyện cười : Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà,…

- Ca dao : than thân, tình nghĩa,....

- Tục ngữ : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, Có công mài sắt có ngày nên kim,......

c. Kể lại một số truyện dân gian, học một số câu ca dao, tục ngữ mà mình thích.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử phát triển : chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

b. Sự ảnh hưởng qua lại :

- Văn học viết xây dựng trên nền tảng văn học và văn hóa dân gian Việt Nam.

    + ví dụ các tác phẩm như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương... đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao

- Nội dung yêu nước : tác động bởi tư tưởng “trung quân ái quốc” của Trung Hoa.

    + ví dụ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

- Nội dung nhân đạo : ảnh hưởng tích cực của Nho, Phật, Đạo (từ Trung Hoa).

    + ví dụ Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại

    + ví dụ: các sáng tác của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới phá bỏ thể thơ Đường luật

c. Bảng so sánh

Văn học trung đại (TK X đến hết TK XIX) Văn học hiện đại (đầu TK XX đến nay)
Ngôn ngữ Chữ Hán, chữ Nôm. Sử dụng nhiều điển cố, điển tích, ước lệ, thường dùng lối biền ngẫu Chữ quốc ngữ, lối diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh
Hệ thống thể loại Hịch, cáo, chiếu, biểu, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói, tiểu thuyết chương hồi… Xóa bỏ dần Đường luật, thay bằng thể tự do, thơ mới, tiểu thuyết hiện đại, kịch nói, phóng sự, truyện ngắn, truyện vừa…

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Các thành phần của văn học viết trung đại Việt Nam gồm văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm.

- Quá trình phát triển gồm 4 giai đoạn:

    + Từ TK X đến hết TK XIV.

    + Từ TK XV đến hết TK XVII.

    + Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX.

    + Nửa cuối TK XIX.

- Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:

    + Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

    + khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

    + tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

b. Những thể loại văn học trung đại đã học :

    + Thơ Đường luật chữ Hán (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão).

    + Thơ Nôm Đường luật (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm).

    + Thơ Nôm Đường luật sáng tạo: thất ngôn xen lục ngôn (Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi).

    + Phú (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu).

    + Cáo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).

    + Tựa (tự) (Trích diễm thi tập tự - Hoàng Đức Lương).

    + Sử kí (Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên).

    + Truyện truyền kì (Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ).

    + Tiểu thuyết chương hồi (chí).

    + Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

    + Thơ Nôm lục bát.

    + Thơ Nôm song thất lục bát.

- Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại :

    + Chiếu : do vua ban xuống cho quần thần và thiên hạ biết và thực hiện.

    + Cáo : vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đó.

    + Phú : thể văn viết theo luật riêng, thường có vần, nhịp và đối, để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề xã hội, triết lí.

    + Thơ Đường luật : thơ chữ Hán, xuất hiện từ thời nhà Đường, niêm luật chặt chẽ.

    + Thơ Nôm Đường luật : vận dụng thơ Đường luật nhưng sáng tác bằng chữ Nôm.

    + Ngâm khúc : thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, thể hiện một nỗi niềm tâm sự nào đấy của tác giả thông qua hình tượng văn học.

    + Hát nói : dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách nói có nhạc điệu, ngữ điệu

c. Bảng thống kê.

TT Tác giả Tác phẩm Nội dung và nghệ thuật
1 Phạm Ngũ Lão Tỏ lòng Vẻ đẹp con người thời Trần, có lí tưởng, sức mạnh, khí thế.
2 Nguyễn Trãi Cảnh ngày hè Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước (Thất ngôn xen lục ngôn)
3 Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhàn Quan niệm sống nhàn là hòa hợp tự nhiên, giữ cốt cách, vượt danh lợi.
4 Nguyễn Du Độc Tiểu Thanh kí Suy tư trước số phận bất hạnh người phụ nữ tài hoa thời phong kiến.
5 Trương Hán Siêu Phú sông Bạch Đằng Lòng yêu nước, tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng. Thể phú cổ thể.
6 Nguyễn Trãi Đại cáo bình Ngô Tuyên ngôn độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, ca ngợi khởi nghĩa Lam Sơn.
7 Hoàng Đức Lương Tựa “Trích diễm thi tập” Niềm tự hào trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.
8 Thân Nhân Trung Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Tôn vinh, trân trọng hiền tài của đất nước.
9 Ngô Sĩ Liên Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Ngợi ca nhân cách cương trực của Tử Văn, đề cao lòng yêu chính nghĩa, yêu nước.
10 Nguyễn Dữ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngợi ca nhân cách cương trực của Tử Văn, đề cao lòng yêu chính nghĩa, yêu nước.
11 Đoàn Thị Điểm Chinh phụ ngâm Phê phán chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc.
12 Nguyễn Du Truyện Kiều Tố cáo xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, nhất là người phụ nữ tài sắc.

Câu 5 (trang 147-148 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Chủ nghĩa yêu nước thời Lý - Trần gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, biểu hiên chủ yếu trên các phương diện:

- Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Sông núi nước Nam, Bình Ngô đại cáo,..................).

- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (Tỏ lòng, Bình Ngô đại cáo,.....).

- Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thông lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo...).

- Ca ngợi công ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc (Phú sông Bạch Đằng...).

- Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Cảnh ngày hè)

b. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn thơ trung đại thể hiện ở một số phương diện chính:.

- Lòng thương cảm đối với số phận con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,...).

- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, ...).

- Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khái vọng chân chính... (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,...).

- Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.. (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,.....)

Câu 6 (trang 148-149 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Điểm giống.

    + Hướng tới vấn đề chung của cộng đồng

    + Đề cao cái đẹp cái thiện chiến thắng cái ác

    + Có yếu tố thần linh

- Điểm khác

Phương diện so sánh Đăm Săn (Chiến thắng Mtao Mxây) Ô-đỉ-xê (Uy-lít-xơ trở về) Ra-ma-ya-na (Ra-ma buộc tội)
Đề tài Chiến tranh mở rộng bộ lạc, bộ tộc. Ngày hội ngộ sau hai mươi năm xa cách do chiến tranh và lưu lac. Danh dự và tình yêu.
Chủ đề Ca ngợi người tù trưởng anh hùng. Ca ngợi sự thông minh, lòng chung thuỷ của người vợ Pê-lê-nốp. Đề cao danh dự con người.
Đặc điểm hình tượng Người anh hùng có sức mạnh phi thường. Nhân vật có mâu thuẫn nội tâm, nhưng nổi bật là lòng chung thuỷ và sự thông minh. Nhân vật có vẻ đẹp rực rỡ vì lòng tự trọng.
Vai trò của yếu tố kì ảo Có yếu tố thần linh (Ông trời) phù trợ. Có thần linh nhưng không xuất hiện trực tiếp Thần lửa phù trợ

b. So sánh thơ Đường và thơ Hai- cư.

Thơ Đường Thơ Hai-cư
Nội dung Đề tài phong phú, quen thuộc : thiên nhiên, chiến tranh, tình bạn, tình yêu, người phụ nữ, tư tưởng trung quân ái quốc Ghi lại cảnh vật đơn sơ, khơi gợi nhiều liên tưởng, suy tư để tìm thấy một triết lí nào đó.
Hình thức Quy định nghiêm ngặt về niêm luật, ngôn ngữ tinh luyện. Rất ít ngôn từ, không tả mà chỉ gợi, tứ thơ hàm súc.

c. Nhận xét.

- Lối kể chuyện : hấp dẫn, giàu kịch tính, có đầu có đuôi rõ ràng.

- Khắc họa nhân vật : qua hành động và đối thoại, đậm tính cổ điển

Câu 7 (trang 149 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là:.

- Văn bản phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

- Văn bản được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng: truyện, thơ, kịch...

b. Những tầng cấu trúc của văn bản văn học : .

- Tầng ngôn từ

- Tầng hình tượng

- Tầng hàm nghĩa.

c. Các khái niệm thuộc nội dung văn bản : đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo..

- Các khái niệm thuộc hình thức văn bản : Ngôn từ, kết cấu, thể loại.

d. Nội dung và hình thức văn bản có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Ví dụ : khi nói ngôn từ là lớp vỏ của tác phẩm, thuộc hình thức, nhưng tất cả những nội dung hàm ẩn đều do ngôn từ gợi nên

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: