Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn gọn - Soạn văn lớp 10
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 10 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 10. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 10 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (ngắn nhất)
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là;
- Chàng trai : xưng hô là anh
- Cô gái: được gọi là nàng
⇒ Cả hai đều đang ở độ tuổi thanh xuân.
b. Thời điểm giao tiếp: là buổi tối, thích hợp với những cuộc trò chuyện về tình yêu đôi lứa.
c. Nhân vật anh nói về việc kết duyên với cô gái
- Mục đích gặng hỏi về tình yêu đôi lứa.
d. Cách nói này rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Vì cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa
- Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin
b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi nhưng các câu không dùng để hỏi mà thực hiện mục đích khác
- Câu A Cổ hả? có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ
- Câu Lớn tướng rồi nhỉ có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.
- Câu Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? là câu hỏi, cần có câu trả lời.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:
- Thái độ gần gũi, cởi mở, tình cảm chân thành
- Có thái độ tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị giao tiếp.
- Có quan hệ giao tiếp thân mật, gần gũi, tức có mối quan hệ quen biết từ trước.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Vấn đề giao tiếp: Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ.
- Nhằm mục đích: tâm sự về nỗi lòng của người phụ nữ với thân phận nổi trôi.
- Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son,..
b. Người đọc căn cứ vào các yếu tố sau để lĩnh hội bài thơ:
- Từ ngữ, hình ảnh: liên quan đến hình ảnh và thân phận người phụ nữ.
- Cuộc đời, thân phận tác giả: tình duyên của bà gặp nhiều éo le, trắc trở.
- Vốn sống, tri thức và năng lực cảm thụ văn chương
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Thư viết cho các em học sinh trên cả nước.
- Người viết là Chủ tịch nước, người nhận là học sinh.
b. Hoàn cảnh: nhân dịp khai giảng năm học mới.
c. Thư viết về niềm vui của Bác khi các em học sinh được tới trường.
d. Thư viết để gửi lời chúc, lời động viên tới các em học sinh trên cả nước nhân dịp năm học đầu tiên sau chiến tranh.
e. Đây là bức thư nhân dịp năm học mới nên viết với sự vui vẻ, chào mừng, đồng thời gửi lời động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh.
B. Kiến thức cơ bản
- Nhân vật giao tiếp gồm:
+ Người phát (người nói/ người viết), người nhận (người nghe/ người đọc)
+ Nhân vật tham gia giao tiếp và quan hệ giữa các nhân vật có tác động quyết định đến sự lựa chọn văn bản và hình thức giao tiếp.
- Công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp
+ Công cụ giao tiếp: là ngôn ngữ và ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thường ở dạng biến thể.
+ Kênh giao tiếp:
Kênh nói – nghe trực tiếp.
Kênh nói – nghe gián tiếp.
Kênh viết – đọc: ngôn ngữ phải trau chuốt.
- Nội dung giao tiếp:
+ Là phạm vi hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ và bản thân ngôn ngữ.
+ Nội dung giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp.
- Trong giao tiếp hàng ngày, người Việt rất chú trọng lựa chọn từ xưng hô thích hợp.
+ Do sự chi phối giữa ba nhân tố: người nói, người nghe, đối tượng được lấy làm nội dung giao tiếp. Những mối tương quan ấy thường là: Tương quan về thứ bậc gia đình; về tuổi tác; về vị thế xã hội; về độ thân sơ...
+ Do sự chi phối của hoàn cảnh giao tiếp (tính chất lễ nghi, tính chất thân tình...)