Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

A. Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Về thể thơ: giống với bài Nam quốc sơn hà

- Đặc điểm: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư hiệp vần chân với nhau (yên- biên- điền)

Câu 2 (trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cụm từ “nửa như có nửa như không” ( bán vô bán hữu) có nghĩa: phong cảnh mờ ảo, vừa thực vừa không có thực.

- Quang cảnh được gợi lên: Vừa yên bình, vừa thơ mộng, vừa mộng vừa ảo.

Câu 3 (trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều tà

- Gồm các chi tiết

   + Âm thanh: Tiếng sáo mục đồng dắt trâu về

   + Ánh sáng: Mờ mờ, làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà,

   + Màu sắc: Cò trắng, lúa xanh

   + Cảnh vật: đàn trâu đi về, từng đôi cò trắng bay dưới đồng

Câu 4 (trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là khung cảnh thôn quê đơn sơ, tĩnh lặng mà bình yên ấm ấp

- Tâm trạng của tác giả như đắm chìm vào cảnh vật, say đắm trước vẻ đẹp nơi thôn dã và yêu thiết tha vẻ đẹp bình dị ấy.

Câu 5 (trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tác giả là một ông vua nhưng lại có tình yêu đối với vẻ đẹp thôn quê bình dị, điều này cho thấy đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị của nhân dân.

- Thời nhà Trần trong lịch sử nước ta là:

   + Thời đại tạo nên sức mạnh quật cường khi 3 lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.

   + Một thời đại hưng thịnh dân sống trong yên bình ấm no, có những bậc minh quân yêu dân yêu nước ngày đêm lo nghĩ cho đất nước.

Luyện Tập

Khi bóng chiều buông xuống, từng vạt nắng tắt dần khuất sau những dãy núi, những cơn gió nhẹ nhàng thoáng qua xua đi hơi nắng chiều. Trên cánh đồng, từng đàn cò trắng cùng nhau bay lượn về nơi trú ngụ. Trên những triền đê, từng đàn trâu thong dong bước về nhà. Những cậu bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu say sưa thổi sáo. Những tiếng sáo cao vút ngân nga vang vọng cả trời chiều. Cảnh làng quê trong buổi hoàng hôn mới đẹp và yên bình làm sao!

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.

- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang.

- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

- Trần Nhân Tông là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

C. Tìm hiểu tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

a. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông được về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay)

b. Thể loại

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

c. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

- Giá trị nghệ thuật

+ Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo.

+ Nhịp thơ êm ái hài hòa.

+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: