Soạn bài Liệt kê ngắn gọn - Soạn văn lớp 7
Soạn bài Liệt kê ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Liệt kê ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Liệt kê (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
Phép liệt kê trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước “ nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn… lũ cướp nước”
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung…”
- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “ từ các cụ già tóc bạc… ruộng cho Chính phủ.
Câu 2 (trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Phép liệt kê:
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
- Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng, những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm, những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm, cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời, một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
b. Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Câu 3 (trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):
a. Vào giờ ra chơi, các bạn nhảy dây, đá cầu, bắn bi.
b. Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu khắc họa hai hình tượng nhân vật có tính cách đối lập, một người gian trá, lố bịch, một người anh hùng, bất khuất
c. Trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu khắc, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng của Phan Bội Châu một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất, anh hùng, quả cảm đại diện cho khí phách Việt Nam
B. Kiến thức trọng tâm
1. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ:
– Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.
(Nguyễn Tuân)
Các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xươìig và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.
2. Các kiểu liệt kê :
a) Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
Ví dụ :
+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.
Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà ít nói, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ.
(Nguyễn Đình Thi)
+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp:
Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đường nga, đại bàng, voi, vượn, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, gấu, sư tử.
(Nguyễn Tuân)
b) Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.
Ví dụ :
+ Kiểu liệt kê tăng tiến:
Thằng bé con anh Chẩn ho rủ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khỏe đươc nữa.
(Nam Cao)
+ Kiểu liệt kê không tăng tiến:
Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa sơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mà mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai cắt hoa.
(Nguyễn Thành Long)