Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
a, Mở bài: Giới thiệu cô bé bán diêm và cảnh ngộ tội nghiệp của em trong đêm Giáng sinh.
b, Thân bài:
+ Em đánh liều quẹt que diêm thứ nhất và nhìn thấy một lò sưởi (miêu tả hình ảnh những que diêm, lò sưởi; nêu lên cảm xúc của cô bé).
+ Em quẹt que diêm thứ hai và nhìn thấy bàn ăn với con ngỗng quay (miêu tả hình ảnh bàn ăn; nêu cảm xúc của cô bé).
+ Em quẹt que diêm thứ ba và nhìn thấy một cây thông Nô-em (miêu tả cây thông và nêu cảm xúc của cô bé).
+ Em quẹt que diêm thứ tứ, em nhìn thấy bà thân yêu (nêu cảm xúc của cô bé).
+ Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao và nhìn thấy bà nắm tay dắt em đi gặp Thượng Đế (miêu tả hình ảnh bà và niềm hạnh phúc của cô bé).
c, Kết bài:
+ Cô bé bán diêm đã chết, mọi người xúm lại quanh em và bàn tán.
+ Cảm xúc của người kể: xót thương, đau đớn.
Câu 2 (trang 95 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
“Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
Mở bài: Giới thiệu người bạn của em.
Thân bài: Kể về kỉ niệm khó quên.
+ Xảy ra ở đâu, vào lúc nào?
+ Có những ai tham gia vào câu chuyện đó?
+ Kể các sự việc chính và các chi tiết
+ Điều gì khiến em xúc động? Nói về cảm xúc của em.
Kết bài
+ Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó và người bạn tuổi thơ của em
B. Kiến thức trọng tâm
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.