Soạn bài Tình thái từ ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Tình thái từ ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Tình thái từ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Tình thái từ (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Các trường hợp là tình thái từ: (b), (c), (e), (i).
+ Các trường hợp không phải tình thái từ: (a), (d), (g), (h).
Câu 2 (trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
a, “chứ”: biểu thị sự nghi vấn.
b, “chứ”: biểu thị sự khẳng định.
c, “ư”:biểu thị sự nghi vấn.
d, “nhỉ”: biểu thị sự nghi vấn.
e, “nhé”: biểu thị sự động viên.
g, “vậy”: biểu thị sự tiếc nuối khi đưa ra quyết định.
h, “cơ mà”: biểu thị sự động viên.
Câu 3 (trang 82 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ “mà”: Đây là cặp sách của tôi mà, sao cậu lại cầm nó.
+ “đấy”: Cuối cùng tôi cũng đã gặp anh ta rồi đấy.
+ “chứ lị”: Quả này ngọt thế chứ lị.
+ “thôi”: Thôi! Dừng ngay cái điệu khóc sụt sùi lại đi.
+ “cơ”: Tôi thích con búp bê kia cơ.
+ “vậy”: Tôi chẳng còn cách nào, đành để nó như thế vậy.
Câu 4 (trang 82 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Học sinh với thầy cô giáo: Cô ơi buổi sau lớp mình sẽ học bài gì ạ?
+ Bạn cùng lứa tuổi: Chiều nay cậu đi mua sách à?
+ Con với bố mẹ: Bố mẹ sắp về chưa ạ?
Câu 5 (trang 82 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1):
+ Miền Trung: rứa (Bạn đi mô rứa? ⇒ Bạn đi đâu đó?)
ri (Trời nắng ri! ⇒ Trời nắng vậy)
+ Miền Nam: hen (Ở đây nắng quá hen! ⇒ ở đây nắng quá nhỉ!)
B. Kiến thức trọng tâm
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ, chăng,…
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…
+ Tình thái từ càm thán: thay, sao,…
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…
- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)