X

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đọc và tiếng Việt Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đọc và tiếng Việt Tập 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Đọc và tiếng Việt Tập 2

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

1. đ

2. d

3. c

4. b

5. a

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

STT

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu

1

Thơ trữ tình

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. 

- Chú ý phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu.

2

Tục ngữ

- Quan sát cách ngắt nhịp, gieo vần, nhịp điệu, chú ý ý nghĩa giáo dục, triết lý.

3

Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

- Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động để nội dung mạch lạc, logic, hướng đúng mục đích của văn bản chưa?

- Theo dõi xem cấu trúc văn bản rõ ràng chưa, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa.

- Các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lý chưa.

4

Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Dùng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. 

- Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

5

Truyện khoa học viễn tưởng

- Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt trong thế giới giả tưởng.

- Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không? Có thể trộn lẫn giữa thực tại và giả tưởng.

- Truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.


Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) : 

a.

Bài học

Thể loại

Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II)

6

Văn bản nghị luận

Đừng từ bỏ cố gắng

7

Văn bản thuộc thể loại khác

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Văn bản thông tin

Kéo co

9

Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng)

Một ngày của Ích-chi-an

10

Thơ trữ tình

Mẹ


b.

Bài học

Văn bản đọc mở rộng (Học kì II)

Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng

6

Đừng từ bỏ cố gắng


- Giúp em mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân mình về mọi lĩnh vực của đời sống.

- Dạy em nhiều bài học bổ ích để áp dụng trong cuộc sống đời thường.




7

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

8

Kéo co

9

Một ngày của Ích-chi-an

10

Mẹ


Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

a. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, gieo vần "ông", "a", "ang" giúp bài thơ có nhịp điệu hơn, không khí về làng chài cá trở nên sinh động, sôi nổi hơn.

b. Bức tranh sinh động về một làng chài được khắc họa với đầy ắp niềm vui, tiếng cười, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. Qua đó còn bộc lộ tình yêu  quê hương tha thiết của tác giả.

c. Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Điểm chung của hai văn bản: đều thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của các tác giả đối với vấn đề cần bàn luận (việc đọc sách và tự học).

- Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản nghị luận:

+ Nghị luận về một vấn đề trong đời sống để bộc lộ rõ ý kiến khen, chê hoặc đồng tình hay phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. + Việc trình bày những lí lẽ, bằng chứng cũng phải mạch lạc, logic để thuyết phục người đọc, người nghe. 

+ Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

a. Chỉ vẻ đẹp của con người. Răng tóc là bộ phận quan trọng của con người, nhìn vào răng tóc có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa.

b. Ý chỉ về ý nghĩa sâu sắc: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.

c.  Ý chỉ câu tục ngữ khuyên mọi người sóng phải trọng danh dự, hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để tiền bạc che mờ mắt.

Câu 7 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

+  Văn bản được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.

+ Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1,2,3; a,b,c)

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.

- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.

Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng:

- Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt trong thế giới giả tưởng.

- Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không? Có thể trộn lẫn giữa thực tại và giả tưởng.

- Truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

a. Trong trường hợp (2) sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh sẽ giúp câu văn biểu đạt một cách nhẹ nhàng tế nhị hơn câu ở trường hợp (1).

b. Trong trường hợp (2) sử dụng biện pháp nói quá sẽ giúp câu văn biểu đạt nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu hơn so với câu ở trường hợp (2).

Số từ ở câu b (một trăm mét) biểu thị số lượng.

Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

a. Phép nối: từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, càng đến gần.

b. Câu (2) sử dụng phép mở rộng thành phần chính và trạng ngữ có nhiệm vụ làm rõ cảnh vật có ở trong câu. 

So với câu (1), câu (2) giúp người đọc hình dung cảnh vật rõ ràng và tăng phần hấp dẫn, sinh động thêm cho câu văn.

c. Việc sử dụng thành ngữ "liên chi hồ điệp" có tác dụng ý chỉ cho việc đàn chim bay lên nhiều vô kể, con nọ tiếp con kia không ngừng.

d. Từ "tua tủa" trong bài được hiểu ở đây là rât nhiều con chim bay lên, bay khá nhanh.

Nghĩa của từ "tua tủa" trong ngữ cảnh này có điểm giống với nghĩa trong từ điển là đều thể hiện sự nhiều, rất nhiều. Kác ở điểm là nghĩa trong từ điển được hiểu là gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.

Ví du: Chú nhím con có bộ lông tua tủa.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: