X

Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cơm hến - Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Chuyện cơm hến Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Chuyện cơm hến

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Mỗi quốc gia mỗi vùng miền lại có những nét riêng về phong cách ẩm thực: Người Nhật có shushi, người Hàn có Kimbap, người Thái có lẩu,….

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món canh cá rô – Hưng Yên.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế

Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ cả vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi; lại còn tỏ ra thích thú với vị cay và đắng.

2. Suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó

- Tác giả là người Huế.

- Chi tiết cho thấy điều đó là: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui…

3. Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản

Với tôi, món đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống y như ngày xưa và mọi ý đồ cải tiến mang tính phá cách chỉ tạo nên “đồ giả”

4. Theo dõi: Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến

Đó mặt hến, bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ, rau sống (thân chuối hoặc bắp chuối thái mỏng, môn bạc hà, khế, rau thơm thái nhỏ, giá chần), điểm thêm những cánh bông vạn thọ.

4. Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến

Vị thứ mười lăm là lửa.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Qua món cơm hến tác giả kể lại một nét ẩm thực đặc sắc của người Huế.

Soạn bài Chuyện cơm hến | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Cơm hến là món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn.

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Người Huế ăn rất cay.

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.

Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”.

Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: giữ nguyên những nguyên liệu vốn có để tạo nên một bát cơm hến đặc trưng của Huế dù lãi lời không được nhiều. Đồng thời giúp cho tác giả nhận ra một mùi vị thứ mười lăm của món cơm hến, vị của lửa, vị của sự ấp iu, của tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa.

Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tuibạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…

Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên. Ông bày tỏ quan điểm của bản thân về điều mình không thích cải tiến, muốn giữ nguyên giá trị, ông khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc,…

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.

Đoạn văn tham khảo:

Đi dọc con phố Dịch Vọng, Cầu Giấy ta vẫn còn thấy xuất hiện những mẹt bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: