Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng - Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng
Trong phần Viết ở trên, em đã có dịp chia sẻ tình cảm, suy nghĩ về một con người hoặc sự việc. Chắc hẳn, con người hoặc sự việc mà em lựa chọn để viết đã có tác động đến cuộc sống của nhiều người, để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Trong phần này, em sẽ thực hành trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Đây cũng là vấn đề được xã hội quan tâm và có những quan niệm khác nhau. Với tư cách người nói, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề được bàn sao cho lan toả được tới người nghe. Với tư cách người nghe, em hãy chú ý lắng nghe, tôn trọng người nói, ghi nhận những suy nghĩ của người nói.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Viết ra giấy các ý chính của bài nói thành dạng đề cương.
- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, những từ ngữ then chốt.
- Chuẩn bị tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài hát liên quan đến các hoạt động thiện nguyện.
b. Tập luyện
Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày.
- Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.
- Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định.
2. Trình bày bài nói
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,...
- Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe.
- Trình bày bài nói trong thời gian quy định.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói:
Người nghe |
người nói |
- Nhận xét về bài trình bày của bạn với thái độ chân thành. - Có thể trao đổi về một số nội dung như: + Những điều khiến em xúc động hoặc có ấn tượng sâu sắc trong bài trình bày của bạn. + Sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...) với nội dung bài trình bày. + Một vài điểm có thể bổ sung để phần trình bày trở nên hoàn thiện hơn. |
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Giải thích những chỗ người nghe còn thắc mắc. + Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. |
Bài viết tham khảo:
Ngày nay khi xã hội phát triển hơn thì nagỳ càng xuất hiện nhiều nhưungx tổ chức cá nhân chung tay giúp đỡ cộng đồng mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Các hoạt động thiện nguyện đã thực sự lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hay mang mùa xuân ấm áp đến với những mảnh đời còn nhiều gian khó, tiếp thêm nghị lực để họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những đoàn người lên vùng cao mang áo ấm sách vở đến với các em nhỏ còn khó khan, hình ảnh những thầy cô giáo bám bản để mang con chữ đến với các em học sinh. Hay như trong đợt đại dịch Côvit 19 vừarồi đã không ít những tổ chức, cá nhân cùng chung tay để chống dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phát huy.