Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) ngắn nhất mà vẫn đủ ý sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - ngắn nhất Kết nối tri thức
Đất nước ta có một nền văn hóa phong phú và lâu đời. Bên cạnh những di sản chung, mỗi miền đất đều có những di sản văn hóa riêng biệt, cần được giữ gìn, phát triển. Trong bài học này, em có cơ hội trình bày ý kiến về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.
1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích: có thể chọn một sản phẩm văn hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lẽ hội, món ăn truyền thống…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước (bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Để nêu được ý kiến xác đáng, em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Em có thể tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.
2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.
- Triển khai:
+ Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm…
+ Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê hương, đất nước). Tùy theo đề tài và thời gian, có thể chọn trình bày ý kiến về một vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển… sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lí lẽ, bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của em.
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…) và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.
Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại.
* Bài mẫu nói tham khảo:
Sự đa dạng về văn hóa ngày nay do sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, nhiều nền văn hóa được du nhập, đan xen và pha trộn lẫn nhau: văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Do đó, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay đã có nhiều sự lựa chọn, lối sống và cách nhận thức khác nhau về văn hóa truyền thống.
Như đã trình bày ở trên, văn hóa truyền thống bao gồm tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống và cách ứng xử… được hình thành trong những điều kiện thời gian nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau, được hình thành từ lâu đời và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong xã hội hiện đại, văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ, truyền đạt cho thế hệ con cháu sau này. Mặc dù được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại từ các nước trên thế giới nhưng đại bộ phận giới trẻ Việt Nam vẫn luôn giữ trong mình bản sắc dân tộc. Đó là những ngày lễ kỷ niệm lớn như: Quốc Khánh 2/9, Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, Ngày giải phóng dân tộc 30/4… trở thành những ngày đại lễ để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến các vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Đó là những viện bảo tàng, di tích lịch sử… được lưu giữ vẹn nguyên để con cháu biết được những quá khứ hào hùng của ông cha ta. Đó là những nét đẹp truyền thống, những văn hóa phi vật chất mang đậm bản sắc dân tộc được người dân các vùng miền coi là ” đặc sản”. Có thể thấy, dù sống trong xã hội phát triển nhưng những văn hóa truyền thống không hề bị mai một mà nhân dân chúng ta coi là những giá trị tinh thần cốt lõi hướng về cội nguồn, để ” uống nước nhớ nguồn”/ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Từ những lối sống, cách cư xử lễ phép “kính trên nhường dưới”, văn minh, lịch sử đã được ông bà uốn nắm từ khi còn rất nhỏ đã hình thành lối sống tốt đẹp biết ơn về nguồn cội. Đó là những truyền thống quý báu được lưu giữ thể hiện nét đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ hơn tất cả, dân tộc Việt Nam ta luôn phải gìn giữ bản sắc dân tộc bởi đó là cốt lõi của mỗi con người. Xã hội càng hiện đại, chúng ta cần phải coi trọng việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng hình thành nên giá trị của một con người. Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước biết dung hòa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi từ xa xưa, bản chất tạo nên giá trị bền vững.
Hơn tất cả, mọi người dân Việt Nam chúng ta hãy chung tay cùng nhau gìn giữ những thành quả tinh thần và vật chất mà cha ông ta để lại. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là kho báu quý giá của nhân dân Việt Nam nói chung cần được lưu truyền, gìn giữ và phát triển trở thành bản sắc văn hóa dân tộc mà chỉ có Việt Nam mới có.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe |
Người nói |
Trao đổi về bài nói với thái độ tôn trọng và tinh thần xây dựng: - Nêu câu hỏi về những điểm còn băn khoăn xung quanh các ý kiến được trình bày trong bài nói. - Bày tỏ sự đồng tình hoặc phản biện ý kiến của người nói về sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại. - Nhận xét, đánh giá về nội dung và cách trình bày bài nói. |
Lắng nghe ý kiến của người nghe; tiếp thu và phản hồi với thái độ lịch sự, tinh thần cầu thị: - Giải thich những vấn đề người nghe chưa hiểu rõ hoặc còn băn khoăn. - Trao đổi về những nhận xét, đánh giá em cho là chưa thỏa đáng. - Tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện kĩ năng chuẩn bị và trình bày bài nói. |