Nội dung chính bài Xúy Vân giả dại hay nhất - Cánh diều
Với nội dung chính bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn lớp 10 hay nhất bộ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Xúy Vân giả dại.
Nội dung chính bài Xúy Vân giả dại - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều
Văn bản Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.
Bố cục Xúy Vân giả dại
- Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả
- Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.
- Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân
Tóm tắt Xúy Vân giả dại
Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.
Tác giả - tác phẩm: Xúy Vân giả dại
I. Tìm hiểu tác phẩm Xúy Vân giả dại
1. Thể loại: Chèo cổ: Chèo cổ thuộc thể lại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa do các tác giả dân gian sáng tác và được lưu truyền tới ngày nay
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Đoạn trích Xúy Vân giả dại được trích từ vở chèo Kim Nham
3. Phương thức biểu đạt: tự sự
4. Tóm tắt:
Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.
5. Bố cục
Đoạn 1: Trước khi gặp Trần Phương
Đoạn 2: Sau khi gặp Trần Phương
6. Giá trị nội dung:
- “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc
- Số phận bi kịch bị giằng xé giữa khát vọng tình yêu và hạnh phúc đối với hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người phụ nữ trong chế độ xưa
- Cảm thông với những đau khổ, bế tắc của nàng thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc của tác giả
7. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật sâu sắc
- Tình huống kịch đắt giá
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xúy Vân giả dại
1. Hoàn cảnh của Xúy Vân
- Xúy Vân là con gái của viên huyện Tể
- Là người con gái tài giỏi, khéo léo, đảm đang, ước mong có một gia đình đầm ấm
- Nàng được bắt ép gả cho Kim Nham - một học trò nghèo ở Nam Định => cuộc hôn nhân không có tình yêu
- Sau khi cưới vợ Kim Nham lên Tràng An dùi mài kinh sử để thi cử, để Xúy Vân ở nhà mòn mỏi chờ mong.=> bi kịch cuộc đời nàng bắt đầu từ đây.
2. Diễn biến tâm trạng của Xúy Vân trước khi gặp Trần Phương
- Cảm nhận tuổi xuân của mình từng ngày bị bóp chết bởi sự vô vọng, ngóng trông chồng.
“Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.”
- Lỡ làng, dở dang, trông ngóng đến tuyệt vọng
“Trăm năm đành lỗi hẹn đò
Cây đa bến cũ con đò khác xưa?”
“Chả nên gia thất thì về.
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười.”
- Chán nản, bẽ bàng, cuộc sống trở nên vô nghĩa
“Gà rừng ăn lẫn với công
Đắng cay chẳng có chịu được ức”
- Thân phận tủi hờn, uất ức, bị coi thường ở nhà chồng
“Bông bông dắt, bông bông diu
Xa xa lắc, xa xa líu”
“Chờ cho lúa chín bông vàng.
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”
=> Lời hát được lặp đi lặp lại thể hiện ước mơ bình dị của một cô gái yêu lao động, tần tảo, hăng say
=> Lời bộc bạch nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của cô không thể chia sẻ với láng giềng, cũng không được sự đồng cảm của cha mẹ.
3. Diễn biến tâm trạng khi gặp Trần Phương
- Cứ ngỡ là sẽ gặp được tri âm tri kỉ để chia sẻ để cảm thông
“Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng
Gió trăng thời mặc gió trăng”
=> Cô đã vượt qua lễ giáo, dám chạy theo tiếng gọi của tình yêu vì hôn nhân do cha mẹ sắp đặt không có tình yêu
=> Cô lại là nạn nhân là người thiệt thòi và đáng thương trong mối quan hệ với Trần Phương
“Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”
- Khát vọng tình yêu cháy bỏng, một cô gái có bản lĩnh tự tin, luôn hành động theo bản năng, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến
“Đôi ta dắt díu lên đây
Áo giải làm chiếu, chăn quay làm mùng”
- Ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân
“Tôi thương nhân ngãi
Tôi nhớ nhân tình
Đêm năm canh trằn trọc hòa (cả) năm
Than rằng nhân ngãi cựu hình đi đâu”
“Con cá rô nằm vũng chân trâu
Để cho năm bảy cần câu châu vào”
=> Bi kịch của đời Xúy Vân khi bị quá yêu một tên Sở Khanh mà không hề hay biết
=> Trần Phương là con người lật lọng, tráo trở, phụ tình, kẻ đi gieo tương tư
Để học tốt bài học Xúy Vân giả dại lớp 10 hay khác: