Top 15 Tóm tắt Đừng gây tổn thương (hay, ngắn nhất) - Cánh diều
Với tóm tắt Đừng gây tổn thương Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Đừng gây tổn thương lớp 10.
Tóm tắt Đừng gây tổn thương - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều
Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương - mẫu 1
Văn bản là một bài nghị luận xã hội nêu lên một văn hóa cư xử của người đối với người trong cuộc sống, đó là gây tổn thương cho người giao tiếp có thể qua hành động cử chỉ hoặc lời nói. Cuối văn bản nêu ra phương pháp giải quyết bằng việc thực hiện những lời hứa, lời cam kết mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Tóm tắt tác phẩm Đừng gây tổn thương - mẫu 2
Rất khó để chúng ta biết được mình có đang gây ra tổn thương cho người khác không, đặc biệt khi họ không bị tổn hại gì về thân thể thì càng khó. Sự tổn thương có thể được ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và chắc chắn rằng tất cả đều không cảm thấy hạnh phúc. Đừng gây tổn thương người khác bằng lời nói. Phương pháp giải quyết nó là tập trung trí óc, tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc, cam kết với bản thân mỗi ngày. Chỉ cần cố gắng, chúng ta đều có thể làm được và không ai sẽ phải bị tổn thương.
Để học tốt bài học Đừng gây tổn thương lớp 10 hay khác:
Tác giả - tác phẩm: Đừng gây tổn thương
I. Tác giả văn bản Đừng gây tổn thương
- Ca-ren Ca-xây sinh năm 1947
- Phong cách nghệ thuật: Tác giả Mỹ chuyên viết về tâm lí và nghệ thuật sống
II. Tìm hiểu tác phẩm Đừng gây tổn thương
1. Thể loại: nghị luận xã hội
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
“Đừng gây thương nhớ” là văn bản được trích từ tác phẩm “Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”.
3. Phương thức biểu đạt: nghị luận
4. Bố cục:
Phần 1: Nêu vấn đề nghị luận
Phần 2: Không gây tổn thương bằng lời nói
Phần 3: Mỗi ngày một cam kết
5. Tóm tắt:
Văn bản là một bài nghị luận xã hội nêu lên một văn hóa cư xử của người đối với người trong cuộc sống, đó là gây tổn thương cho người giao tiếp có thể qua hành động cử chỉ hoặc lời nói. Cuối văn bản nêu ra phương pháp giải quyết bằng việc thực hiện những lời hứa, lời cam kết mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
6. Giá trị nội dung:
- Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
- Lập luận chặt chẽ
- Luận điểm rất rõ ràng