X

Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Top 10 Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án


Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 10 đoạn văn Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án

Đề bài: Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai, do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án - mẫu 1

Nhận định này là chính xác khi nhìn vào việc Huyện Trìa xét xử vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Dù là một phiên xử, nhưng ở lớp đầu không có bằng chứng rõ ràng để phân định tội lại cộng thêm việc xử án không chính trực đã ảnh hưởng đến phán quyết của Huyện Trìa. Tuy nhiên, đến lớp cuối, đây là thời điểm xét tội đúng đắn và đúng nghĩa nhấtKẻ có tội tự nhận ra sai lầm của mình và chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện. Đây là kết án có người bị hại và kẻ hại nên mới là cảnh xử hợp lý nhất, đúng đắn nhất. Từ đây tạo nên niềm tin về công lý và chính nghĩa sẽ luôn tồn tại.

Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án - mẫu 2

Theo em, ý kiến trên là đúng. Trong văn bản Huyện Trìa xử án là do Huyện Trìa xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến. Đến văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến, cả ba thầy đã mắc bẫy của Thị Hến và tự xét xử lẫn nhau.

Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án - mẫu 3

Đây là một nhận định khá đúng đắn. Trước đó là ta thấy được cảnh Huyện Trìa xét xử vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Mặc dù là xử án nhưng rốt cục cũng chả có phân minh tội lỗi rõ ràng, đúng đắn. tất cả là do cảm tính và ham muốn của Huyện Trìa. Còn đến lớp cuối, đây là đúng khoảnh khắc xét tội. Tự phạm nhận nhận ra lỗi của mình, tự mình chấp nhận hình phạt.

Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án - mẫu 4

Theo quan điểm của em, em đồng ý với ý kiến trên rằng trong văn bản Huyện Trìa, việc xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến có đến hai cảnh được tiến hành bởi Huyện Trìa. Lần đầu xử án, quan huyện tham lam lại mê tửu sắc nên phán xử xằng bậy. Phải đến lớp cuối kẻ gây tội cúi đầu xin lỗi, đó mới chính là kết quả thích đáng. Tuy nhiên, trong cùng văn bản đó, Đề Hầu và Thầy Nghêu đã mắc lỡ bẫy do Thị Hến đặt ra và kết quả là cả ba người đã tự xét xử và xử lẫn nhau.

Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án - mẫu 5

Nhận định này là khá đúng đắn và chính xác. Trong cuộc xử kiện giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò, ta thấy Huyện Trìa đã xét xử một cách không công bằng và thiếu minh bạch. Dù là một cuộc xử án, nhưng không có bằng chứng rõ ràng và đúng đắn để phân minh tội lỗi của hai bên. Thay vào đó, quyết định của Huyện Trìa dựa vào cảm tính và ham muốn cá nhân.

Tuy nhiên, đến lúc cuối cùng, khi đến lượt lớp cuối vở kịch, chúng ta thấy một khoảnh khắc thực sự đúng nghĩa của việc xử án, xét tội. Lúc này tội phạm đã nhận ra lỗi của mình và chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện. Điều này cho thấy tôn trọng công lý và sự chính trực trong việc xử lý vụ án.

Nhìn chung, vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc những khía cạnh phức tạp và nhiều mặt của xã hội ngày xưa. Phê phán thói xấu của tham quan lộng quyền, giãi bày nỗi niềm của những người dân thấp cổ bé họng và đòi lại công bằng vốn có của nhân dân. Tôn vinh công lý và đạo đức trong quá trình xét xử và ra phán quyết là điều quan trọng để xây dựng một xã hội bình đẳng.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác: