X

Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Top 30 Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa (hay nhất)


Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 30 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Thần Mưa hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa (hay nhất)

Dàn ý Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa

a. Mở bài

Trong văn hóa thần thoại việt nam, luôn lưu truyền nhiều thần thoại về vác vị thần khai phá ra vũ trụ như giải thích vì sao có Thần Trụ Trời và tiếp theo đó là ác vị thần gió, vị thần sáng tạo ra muôn loài. Nhưng qua đó cũng không thể thiếu vị Thần Mưa, cung cấp nguồn nước để duy trì sự sống cho muôn loài dưới trần thế.

b. Thân Bài

* Hình dáng và công việc của Thần Mưa

- Thần có hình Rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa.

- Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi.

- Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.

- Công việc nặng nhọc, Thần Mưa làm không xuể.

* Cuộc thi tuyển chọn Thủy loài hóa Rồng và Cá chép vượt Vũ Môn

- Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa.

- Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng.

- Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc. đến thi đều bị loại cả.

- Cá rô nhảy qua được một đợt song thì rơi; tôm nhảy được hai đợt ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước.

- Cá chép vào thi qua cả ba đợt thành công qua cửa Vũ Môn hóa Rồng cùng Thần Mưa phun nước làm mưa.

c. Kết bài

Tổng kết lại giá trị của truyện Thần Thoại cũng như tác phẩm Thần Mưa muốn truyền đạt.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 1

Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng điều gì khiến những tác phẩm văn học tồn tại mãi với thời gian? Đó chính là sức hấp dẫn của tác phẩm toát lên từ nội dung và hình thức nghệ thuật. Sức hấp dẫn ấy là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Thần thoại ra đời gần như sớm nhất trong nền văn học truyền miệng nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ cũng bởi sức hấp dẫn của từng truyện kể. Thần Mưa là một câu chuyện mang sức hút ấy.

Truyện lí giải sự hình thành của mưa bằng góc nhìn đầy màu sắc huyền ảo. Với trí tưởng tượng  phong phú, người xưa đã không nhìn hiện tượng tự nhiên (mưa, bão, sấm, chớp,…) bằng con mắt bình thường mà kì ảo hóa chúng lên thành sản phẩm của các vị thần. Mưa cũng là sản phẩm của Thần Mưa. Vậy Thần Mưa là vị thần như thế nào? Thần được miêu tả với ngoại hình khác thường: hình rồng. Rồng chỉ tồn tại trong tưởng tượng, đâu có trong thực tế. Ai biết rồng có hình dạng như thế nào? Vậy nhưng, trong quan niệm người xưa, mưa là do vị thần rồng này hút nước sông, biển rồi bay lên phun nước xuống thế gian. Thửo hồng hoang chưa có ánh sáng của khoa học chiếu rọi, làm sao người xưa có thể biết được đó là hiện tượng bốc hơi nước, rồi ngưng tụ thành mây…Người xưa không thể hiểu được nước từ đâu trên cao trút xuống. Họ đã lí giải mưa dưới góc nhìn kì ảo vậy đó. Những chi tiết lí giải hiện tượng lũ lụt hay hạn hán cũng được tưởng tượng gắn với tính cách hay quên của thần: có vùng cả năm (thần) không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Cách lí giải đậm màu sắc kì ảo mà cũng “có lí” lắm chứ. Trí tưởng tượng của con người thuở xưa “ngây thơ” mà cũng thật phong phú. Với trí tưởng tượng phong phú ấy, bao tác phẩm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đã ra đời,…Có khi nào người hiện đại soi mình vào trong thế giới huyền ảo ấy để thấy trí tưởng tượng của mình còn nghèo nàn quá không?

Thần Mưa không chỉ lí giải hiện tượng mưa, ở phần sau của truyện còn là một câu chuyện hấp dẫn khác kể về cuộc thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Nguyên do là vì công việc làm mưa vất vả, Thần Mưa không thể đảm đương hết, trời phải mở cuộc thi để tuyển chọn. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Cuộc thi diễn ra sôi nổi nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Bao con vật nô nức đến dự thi nhưng đều không vượt qua ba đợt sóng. Đến lượt cá chép dự thi, mặc dù gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, nhưng cá chép vẫn vượt Vũ môn và hóa rồng. Cuộc thi của cá chép mang đến thông điệp sâu sắc về cuộc sống: dù có khó khăn, trở ngại, chỉ cần có tinh thần quyết tâm, con người sẽ vượt qua và chiến thắng.

Chi tiết cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của người xưa. Chi tiết này không chỉ thể hiện khát vọng muốn đi vào lí giải các hiện tượng tự nhiên, mà nó còn là niềm khát khao đổi đời, khát khao thay đổi thân phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Cá vượt Vũ Môn còn trở thành một biểu tượng cho sự đỗ đạt của những người học trò. Cá hóa rồng mang mưa đến cho mùa màng tốt tươi cũng thể hiện cho mơ ước về cuộc sống ấm no, thịnh vượng,…Vì những ý nghĩa tốt đẹp ấy mà hình tượng cá chép đã trở thành biểu tượng văn hóa dân gian. Người hiện đại ngày nay thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép cũng vì lẽ đó.

Truyện hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện kì ảo, hấp dẫn. Sự xuất hiện của hàng loạt các chi tiết hoang đường đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa trong sáng tạo thần thoại.

Truyện cho thấy cách nhận thức và lí giải về thế giới của người Việt xưa hết sức hồn nhiên, chất phác. Qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa, tác giả dân gian thể hiện khát vọng lí giải các hiện tượng trong thiên nhiên; đồng thời cũng bộc lộ niềm mơ ước về việc mưa thuận gió hòa, mơ ước về sự thay đổi thân phận.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 2

Có thể thấy trong nền văn hóa của dân tộc ta, ông cha luôn truyền tai nhau những câu chuyện thần thoại mang nhiều yếu tố kì ảo huyền bí để giải thích cho con cháu sau này về những hiện tượng đời sống quanh ta. Trong những câu chuyện thần thoại được lưu truyền đó có các câu chuyện kể về sự hình thành lên vũ trụ. Đó là các tác phẩm Thần Trụ Trời, Thần Biển, Thần Mưa, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng lần lượt ra đời. Qua tác phẩm thần Thần Trụ Trời có nhắc đến Thần Mưa.

Thần Mưa có hình rồng, ông tạo ra mưa bằng cách bay lượn xuống hạ giới uống nước biển, nước sông rồi bay quay lại bầu trời để tạo mưa cho nhân loại. Thần Mưa tạo nên sự cân bằng sinh thái cho hệ thống sinh thái trên Trái Đất., đây cũng là vị thần duy trì sự sống cho toàn nhân loại được các vị thần khác tạo lên. Thần Mưa tạo mưa giúp cho các hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng của người dân được thuận lợi hơn. Thần Mưa là vị thần đảm nhiệm công việc vô cùng quan trọng nhưng lại có tính hay quên. Những lúc như vậy, vùng đất không được ông ghé qua sẽ bị hạn hán vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của muôn thú hay cây cỏ ở đó.

Tác phẩm còn giải thích lí do tại sao lại có sự việc như trên là do trần đất quá bao la, rộng lớn mà một một thần Mưa không thể đảm nhiệm được hết. Nhưng lòng dân không hiểu, luôn trách móc, oán than nên Trời đã phải mở một cuộc thi để tìm ra một loài thủy tộc có khả năng hút nước và tạo mưa để giúp Thần Mưa trong công việc. Cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh chính là địa điểm được chọn làm điểm thi. Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, vì đó sẽ giúp cuộc sống của muôn loài, sinh vật được sinh sống trên Trái Đất được thuận lợi và bớt khó khăn hơn. Sau nhiều đợt tuyển chọn, cá chép là nhân vật duy nhất có thể thuận lợi vượt qua được cửa Vũ Môn. Tác giả miêu tả ngoại hình của cá chép có đầy đủ yếu tố như rồng - hình dáng toát lên vẻ oai nghi, oai phong. Vì vậy, cá chép đã được đảm nhiệm vai trò ban phát mưa xuống trần thế cùng với Thần Mưa. Các yếu tố kì ảo mà tác giả viết lên khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Cũng là để lí giải hiện tượng gây mưa trên toàn nhân gian này.

Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam được gắn liền với quá trình hình thành đất nước, với sự phát triển, phồn vinh và sẽ được lưu truyền mãi đến cho các thế hệ sau này. Nó mang giá trị tinh thần lớn, đó cũng có thể là món quà mà người xưa muốn gửi gắm đến cho thế hệ sau này. Đó là những giá trị nhân văn của cả dân tộc, nói lên được sự khát vọng, ước mơ và kiên cường, mạnh mẽ của cá chép mà vượt qua được tất cả khó khăn trước mắt. Đấy chính là tinh thần, sức mạnh của người con Đất Việt và mong các thế hệ mai sau sẽ luôn tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 3

Mỗi câu chuyện thần thoại đều mang đến cho chúng ta hiểu biết về một vị thần nào đó. Chính vì vậy, thông qua câu chuyện "Thần mưa" đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về mưa và lý giải được về hiện tượng mưa.

Thần Mưa có hình rồng, ông tạo ra mưa bằng cách bay lượn xuống hạ giới uống nước biển, nước sông rồi bay quay lại bầu trời để tạo mưa cho nhân loại. Thần Mưa tạo nên sự cân bằng sinh thái cho hệ thống sinh thái trên Trái Đất., đây cũng là vị thần duy trì sự sống cho toàn nhân loại được các vị thần khác tạo lên. Thần Mưa tạo mưa giúp cho các hoạt động sinh hoạt, nuôi trồng của người dân được thuận lợi hơn. Thần Mưa là vị thần đảm nhiệm công việc vô cùng quan trọng nhưng lại có tính hay quên. Những lúc như vậy, vùng đất không được ông ghé qua sẽ bị hạn hán vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của muôn thú hay cây cỏ ở đó.

Tác phẩm còn giải thích lí do tại sao lại có sự việc như trên là do trần đất quá bao la, rộng lớn mà một một thần Mưa không thể đảm nhiệm được hết. Nhưng lòng dân không hiểu, luôn trách móc, oán than nên Trời đã phải mở một cuộc thi để tìm ra một loài thủy tộc có khả năng hút nước và tạo mưa để giúp Thần Mưa trong công việc. Cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh chính là địa điểm được chọn làm điểm thi. Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, vì đó sẽ giúp cuộc sống của muôn loài, sinh vật được sinh sống trên Trái Đất được thuận lợi và bớt khó khăn hơn. Sau nhiều đợt tuyển chọn, cá chép là nhân vật duy nhất có thể thuận lợi vượt qua được cửa Vũ Môn. Tác giả miêu tả ngoại hình của cá chép có đầy đủ yếu tố như rồng - hình dáng toát lên vẻ oai nghi, oai phong. Vì vậy, cá chép đã được đảm nhiệm vai trò ban phát mưa xuống trần thế cùng với Thần Mưa. Các yếu tố kì ảo mà tác giả viết lên khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Cũng là để lí giải hiện tượng gây mưa trên toàn nhân gian này.

Qua câu chuyện ta cảm nhận được trí tưởng tượng phong phú của con người, họ đã biến những chi tiết về địa lý khoa học thành những chi tiết gần gũi với cuộc sống của con người. Khiến cho ai ai cũng cảm thấy lý thú và mong muốn tìm hiểu khám phá thế giới muôn màu.

Có thể nói, các câu chuyện thần thoại dân gian nói chung và tác phẩm Thần Mưa nói riêng đã mang một giá trị tinh thần rất lớn mà người xưa đã gửi gắm vào. Câu chuyện nhắc nhở con người hãy luôn luôn mang trong mình một tâm hồn phong phú, giàu trí tưởng tượng và khao khát lí giải các hiện tượng bí ẩn trong cuộc sống.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 4

Trong nền văn hóa dân gian của dân tộc Việt Na, các câu chuyện thần thoại huyền bí kì ảo đã được cha ông ta lưu truyền từ bao đời nay, mục đích của việc làm này là để giải thích cho con cháu về nguồn gốc, sự hình thành nên quê hương đất tổ. Tác phẩm Thần Trụ Trời là câu chuyện mở đầu cho sự ra đời của các thần thoại khác Thần Biển, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng,… Trong đó Thần Mưa chính là một vị thần có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng sinh thái, là tiền đề để duy trì sự sống cho muôn loài

Ngay ở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng hình tượng vị Thần Mưa có hình rồng, ngài thường bay lượn xuống dưới hạ giới để hút nước biển, hút nước sông rồi bay lên trời và tạo ra mưa cho loài người trồng cây, cho muôn thú, cho cây cỏ phát triển, sinh sôi. Đây là một công việc cực kì quan trọng, ấy thế nhưng Thần Mưa lại có tính hay quên, có khi ngài bỏ mặc một vùng đất cả năm “Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày” điều đó khiến cho nhiều vùng đất đai khô cằn, hạn hán nghiêm trọng, muôn thú không thể sinh sôi nảy nở vì thiếu nước. Và chính vì thế mà vị thần này đã bị kiện lên trời xanh, điều đó được thể hiện rất rõ nét qua tác phẩm “cóc kiện Trời”

Nhưng tiếp đó, tác phẩm cũng đã giải thích cho người đọc biết ngoài tính hay quên của ngài, còn vì “Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết”. Vậy nên để giảm bớt gánh nặng công việc cho Thần Mưa đồng thời xoa dịu được sự tức giận của muôn thú dưới hạ dưới, Trời đã mở cuộc thi nhằm chọn thêm loài giúp sức cho Thần Mưa. Cửa Vũ (thuộc tỉnh Hà Tĩnh hiện nay) chính là địa điểm được Nhà Trời để tổ chức cuộc thi.

Chỉ với hai câu thơ trên, người đọc phần nào cũng cảm nhận được Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, bởi trước kia khi sáng lập ra trời và đất, mọi công việc trên trái đất bao gồm cả việc tạo mưa đều do đích thân Trời làm để giúp cho muôn loài và cỏ cây dưới hạ giới có thể sinh sôi nảy nở. Nhưng sau đó vì đất trời bao la rộng lớn quá, công việc càng ngày càng nhiều không thể đảm nhiệm được hết nên Trời đã sai rồng phụ giúp lấy nước làm mưa. Nhưng trong tác phẩm cũng đã nêu rõ lí do không thể thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ là do số lượng rồng trên trời quá ít. Qua lời bộc bạch của tác giả, phần nào người đọc cũng có thể thấy được yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm, rất sinh động, chân thực qua đó câu chuyện có thể dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người đọc.

Nhận được lệnh từ Trời, vua Thủy Tề ngay lập tức loan truyền tin tức để kêu gọi muôn loài dưới Thủy cung cùng nhau đăng ký dự thi. Thể lệ cuộc thi như sau: sẽ được phân chia ra làm ba kỳ, mỗi kỳ lại được tăng thêm độ khó khác nhau, sau khi kết thúc ba kì thi, con vật nào đủ tài đủ sức vượt qua thì mới đủ điều kiện lấy đỗ mà cho hóa thành Rồng. Cả một đoạn của tác phẩm là cảnh tượng tranh tài gay gắt của những loài Thủy sinh dưới nước, ai nấy cũng đều thể hiện hết sức nhưng cuối cùng đều bị loại vì không vượt qua đủ ba kì thi. Loài cá rô chỉ nhảy qua được một đợt nên chỉ nhận được một điểm, vậy nên cá rô nhà ta đã mất đi cơ hội hóa thành rồng nên đành phải lui về. Tiếp tới là những chú tôm, nhưng chúng chỉ nhảy qua được có hai đợt, chỉ mới hóa rồng được một nửa “Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu.” Qua đó phần nào độc giả cũng có thể hiểu được lí do vì sao loài tôm lại bơi giật lùi, có thân hình cong, chất thải bị lộn lên đầu. Qua lời kể dễ hiểu, xúc tích của nhà văn, khung cảnh cuộc thi đấu hiện lên trước mắt ta thật sinh động, chân thực. Con vật cũng cố gắng hết sức, dù có phải bỏ cả mạng cũng muốn được hóa rồng.

Sau nhiều đợt thi tuyển, tưởng chừng chẳng có loài nào sẽ đỗ. Thì bất ngờ tới lượt cá chép vào thi thì mọi thứ diễn ra vô cùng thuận lợi. Từ “ào ào” được tác giả sử dụng đề diễn tả sự thiên tàng địa lợi của chú cá chép, nhờ vậy mà nó đã thành công vượt qua cả ba kỳ sát hạch thuận lợi vào được cửa Vũ Môn, trở nên có đuôi, râu, sừng đầy đủ như loài rồng, sẵn sàng hỗ trợ Thần mưa đảm nhiệm công việc.

Từ bao đời nay Việt Nam ta vẫn luôn gắn bó với một kho tàng thần thoại dân gian khổng lồ gắn liền với nguồn gốc sự ra đời của Đất Việt. Trong số các tác phẩm ấy thì thần thoại về Thần Mưa cũng là một câu chuyện giàu giá trị, vấn luôn trường tồn cùng với thời gian. Nó là những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã tích lũy và mong muốn gửi gắm, lưu truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 5

Trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, từ bao đời nay, ông cha ta luôn lưu truyền những câu chuyện thần thoại kỳ ảo huyền bí để có thể giải thích cho sự hình thành quê hương đất tổ. giải thích được cho con cháu đời sau về sự hình thành của trời đất, của nước non hùng vĩ. Trong hệ thống thần thoại đó, ông cha ta đã giải thích về việc sáng lập vũ trụ. Và tác phẩm Thần Trụ Trời là mở đầu, tiếp theo là một loại các thần thoại khác như Thần Mưa, Thần Biển, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng lần lượt ra đời. Tiếp chân của những thần thoại khai phá ra vũ trụ kia là các thần thoại về các vị thần sáng tạo ra muôn loài….

Qua tác phẩm Thần Trụ Trời, ta có thể biết được để tách biệt trời đất như ngày nay. Thần trụ trời đã phải đào đất, khiêng đá đắp thành cột để chóng trời, từ đó mới hình thành ra các vị thần khác cùng thần trụ trời cai quản. và một trong các vị thần cùng cai quản và nối tiếp cho khoảng vũ trụ được hình thành đó có sự sống thì phải kể đến vị Thần Mưa - vị thần tạo ra sự sinh thái cân bằng cho trời đất, là tiền đề duy trì sự sống cho muôn loài do các vị thần sáng tạo ra muôn loài tạo lên.

Đầu tác phẩm, tác giả đã giải thích vị Thần Mưa có hình rồng, thường bay lượn xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời để tạo ra mưa. Qua lời giải thích đó, ta có thể biết được vị thần có hình dáng là một con rồng, được Trời giao phó là hút nước dưới trần thế để tạo ra mưa cho loài người cày cấy, sinh hoạt. Cho cây cỏ sinh sôi và phát triển, muôn thú có nước để duy trì hệ sinh thái của mình. Đây là một công việc vô cùng quan trọng, ấy nhưng vị thần này lại có tính hay quên, có vùng đất cả năm không ghé mặt để phân phát nước khiến nhiều vùng bị hạn hán nghiêm trọng. Muôn thú, cỏ cây khó có thể duy trì sự sống. Điều đó được tác giả nói rõ “Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày”. Qua đó ta có thể thấy rõ vị Thần này đãng trí đến nỗi khiến Muôn loài ở các vùng đất hạn hán đó bất mãn đến mức nào, khiến họ phải kiện đến cả trời xanh. Điều này được thể hiện khá rõ tại tác phẩm “cóc kiện Trời”, bởi sự trễ nải này mà khiến cỏ cây héo úa, muôn thú khát khô cả cổ chỉ vì sự văng mặt lâu ngày của Thần Mưa.

Nhưng tiếp đó, tác phẩm cũng đã giải thích một phần lí do sự trễ nải này của thần Mưa “Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết”. Một phần vì tính hay quên của Thần, một phần vì trời đất bao la rộng lớn quá, công việc nặng nhọc này cũng chỉ có mỗi Thần đảm nhiệm nên nhất thời lo không xuể. Chính vì lo không hết khiến công việc quá tải, muôn loài oán than. Vì để giảm bớt gánh nặng cho Thần Mưa, cũng như xoa dịu được sự nóng giận của muôn loài dưới hạ dưới, nên Trời đã mở cuộc thi chọn loài giúp sức cho công việc của Thần Mưa qua việc mở cuộc thi chọn giống loài thủy tộc có tài năng để giúp Rồng hút nước tạo mưa. Cuộc thi được Nhà Trời chọn đại điểm là ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay để có thể lên Thần hóa rồng trợ giúp Nhà Trời và Thần Mưa tạo mưa cho muôn loài.

Mồng ba cá đi ăn thề,

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn

Qua hai câu thơ trên, cho thấy Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, vì trước kia khi mới sáng lập ra trời và đất, công việc tạo mưa là do đích than Trời làm để cho muôn loài, cỏ cây phía dưới tồn tại sinh sống và làm ăn. Sau đó vì đất trời tạo ra bao la quá, công việc khó nhọc không thể đảm nhiệm được nữa nên mới sai rồng lấy nước để làm ra mưa. Nhưng trong chính tác phẩm cũng đã nêu rõ vì số lượng rồng trên trời quá ít không thể đảm nhiệm nổi công việc nên Trời đã ban lệnh Xuống cho Thủy Phủ để kén chọn loài có thể cùng rồng làm công việc điều hòa sự sống cho muôn loài.

Qua lời bộc bạch của tác giả qua từng câu chữ trong tác phẩm, ta có thể thấy được yếu tố kỳ ảo của tác phẩm, sự sinh động từng câu chữ khiến cho tác phẩm thật sinh động hiện ra trước mắt để có thể đi sâu vào tâm hồn người đọc.

Tác phẩm thể hiện rõ yếu tố truyền kỳ qua từng câu chữ qua việc vua Thủy Tể loan tin để cho muôn loài dưới Thủy cung ganh đua mà dự thi. Cuộc thi được phân chia làm ba kỳ, mỗi kỳ lại nâng một độ khó khác nhau mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng” có thể thấy tính chất của cuộc thi nghe thì dễ nhưng mà thực hiện thì khó qua việc phải vượt qua cả ba đợt song mới lấy làm đỗ để có thể hóa rồng. Cả một đoạn của tác phẩm đã thể hiện cản tượng tranh tài của bao loài Thủy sinh dưới nước thể hiện hết sức mình nhưng đều bị loại cả vì không thể vượt qua đợt sống. Từ “sống” được đặt ở cuối câu như vậy để thể hiện tính chất của cuộc thi thật khắc nghiệt, để có thể vượt qua cuộc sát hạnh này, với mong muốn được hóa rồng mà có thể nhiều loài đã từ bỏ mạng sống của mình. Có loài cá rô nhảy qua được một đợt nên chỉ được một điểm, điều này khiến cá rô nhà ta mất đi cơ hội hóa rồng đành phải về yên vị ở đồng như trước. Tiếp đến, có con tôm nhảy qua được hai đợt hóa được một nửa rồng rồi, điều đó được tác giả nêu rõ “Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu.” Qua câu từ như vậy, ta cũng có thể hiểu được lí do tại sao tôm lại bơi giật lùi, thân cong và chất thải lại bị lộn lên đầu như vậy. Qua lời kể trên, ta đã học hiểu được nhiều điều qua lời kể đầy xúc tích, dễ hiểu đến như vậy qua việc diễn tả tôm, cá rô, cá chép vượt qua như thế nào. Điều đó ngầm ý muốn cho khung cảnh cuộc thi trở lên sinh động trước mắt người đọc.

Sau nhiều đợt tuyển chọn, tưởng chừng chẳng có con vật nào có thể qua được. Đến lượt cá chép vào thi thì thì vô cùng thuận lợi. Tác giả đã dung từ “ào ào” đề diễn tả sự thiên tàng địa lợi của cá chép, cá chép nhờ đó mà vượt cả ba phần sát hạch và vào được cửa Vũ Môn. Qua lời miêu tả của tác phẩm, cá chép đỗ, đuôi, râu, sừng tự nhiên đầy đủ như rồng. Một hình dáng oai nghi, cùng với Thần mưa đảm nhiệm công việc ban phát mưa xuống trần thế.

Việt Nam ta hình thành qua bao nhiêu đời nay luôn gắn liền với một kho tàng thần thoại khổng lồ gắn liền với sự hình thành của Đất Việt - sự trường tồn, phồn vinh và lưu truyền muôn đời để thế hệ mai sau có thể biết được sự thiêng liêng của Đất Nước, trong các tác phẩm đó thì Thần Mưa cũng là một trong những thần thoại to lớn luôn trường tồn với thời gian. Nó vẫn luôn tồn tại những giá trị tinh thần mà người xưa muốn gửi gắm lại cho đời sau những giá trị nhân văn của dân tộc, nói lên ước mơ khát vọng vượt qua khó khăn để đạt được danh vọng qua nhân vật Cá chép. Qua đó, mong thế hệ mai sau tiếp nối, giữ gìn và thực hiện.

Nghị luận phân tích, đánh giá Thần Mưa - mẫu 6

Mỗi câu chuyện thần thoại đều mang đến cho chúng ta hiểu biết về một vị thần nào đó. Câu chuyện "Thần mưa" sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ về nó và lý giải được về hiện tượng mưa. Đặc điểm nổi bật của truyện thần thoại là luôn luôn nhân vật chính là một vị thần. Thần mưa có ngoại hình mang hình rồng. Công việc của thần Mưa là bay xuống hạ giới hút hết nước biển, nước sống rồi bay lên trời phun xuống để tưới cho cây cối, muôn loài Nhưng một đặc điểm của thần mưa đó là hay quên. Việc này cũng đã phần nào lý giải được hiện tượng lũ lụt và hạn hán. Có nơi thần mưa quên mà cả vùng đó cả năm không có mưa, đất khi khô cằn, hạn hán. Có vùng lại phun quá nhiều khiến lũ lụt. Chúng ta đã lý giải được nhiều hiện tượng của thiên nhiên như lũ lụt và hạn hán ở dưới hạ giới. Đó cũng là những kiến thức hữu ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác: