X

Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Top 30 Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu


Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 30 bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu (hay nhất)

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu - mẫu 1

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn điệu. Đa dạng, phong phú về bản sắc là một thuộc tính của văn hóa thể hiện khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển.

Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể tách rời thế giới đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt về mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đã trở thành triết lý sống của con người trong mọi thời đại. Ngày nay, trước sự tác động của biến đổi khí hậu và sự bất ổn tàn khốc của chiến tranh, khủng bố đang hằng ngày hằng giờ cảnh báo cho loài người phải biết quan tâm đến việc sống hòa hợp với tự nhiên và xã hội như một nhân tố không thể thiếu để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

IV. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.13.

2. Vương Anh (2003), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu - mẫu 2

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU

DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

Tóm tắt:

Đã từ lâu, miền quê Quan họ Bắc Ninh, lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách mỗi độ xuân về. Sức hấp dẫn của những điệu dân ca ngọt ngào cùng nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc, đã khiến những ai đến du xuân và bước chân ra về đều vấn vương với vùng đất hội Lim. Về với Kinh Bắc là về với nôi văn hóa đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ.  Nói đến quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, biểu hiện những ước mơ, khao khát của người dân xứ Bắc từ nhiều đời nay đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xã hội. Khi mùa xuân về, những người nông dân vốn tần tảo một nắng hai sương lại xúng xính khoác lên mình bộ quần áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao, cơi trầu têm cánh phượng đến với những canh hát quan họ, cất lên những câu hát làm lay động lòng người…

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh

Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

Tự hào là nơi khởi nguồn của Dân ca Quan họ, thành phố Bắc Ninh hiện có 31/44 làng quan họ gốc của tỉnh Bắc Ninh, với 52/71 nghệ dân Dân ca Quan họ của toàn tỉnh. Thành phố Bắc Ninh có CLB Quan họ Thành phố, CLB Đàn hát dân ca và 73 CLB Quan họ thôn, khu phố với trên 2.000 hội viên tham gia. Sau 10 năm kể từ ngày được vinh danh, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã sức lan tỏa mãnh liệt, được đông đảo quần chúng nhân dân không chỉ trong Tỉnh, trong nước mà trên toàn thế giới biết đến.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh

Làng Diềm (thôn Viêm Xá) thuộc địa phận xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là quê hương cổ xưa của vùng đất Kinh Bắc, mang đậm nét lịch sử, truyền thống của làng quê đất Việt. Đến nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng Đền Cùng cổ kính phủ rêu phong rủ bóng giếng Ngọc xanh ngắt, Đình thờ Vua Bà đầy uy nghi và trang nghiêm… Đồng thời, làng Diềm còn được biết đến là cái nôi dân ca quan họ cổ, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vào những ngày Tết Nguyên đán, không khí quan họ ở làng Diềm đã được bao trùm khắp đường làng, ngõ xóm, trong từng ngôi nhà.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh

Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiên và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với Người dân Bắc Ninh nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Trên đây là bài nghiên cứu của nhóm mình. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ các bạn.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác: