Bố cục Tản Viên từ Phán sự lục chính xác nhất - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn bố cục tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục.

Bố cục văn bản Tản Viên từ Phán sự lục - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Chia văn bản làm 4 phần 

- Phần 1 (từ đầu … không cần gì cả): Tử Văn đốt đền.

- Phần 2 (tiếp…khó lòng thoát nạn): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

- Phần 3 (tiếp…sai lính đưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện.

- Phần 4 (còn lại): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục

Tóm tắt tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục

Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó, nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

Nội dung chính Tản Viên từ Phán sự lục

Nội dung chính Tản Viên từ Phán sự lục - Mẫu 1

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án

Nội dung chính Tản Viên từ Phán sự lục - Mẫu 2

Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Tác giả - tác phẩm: Tản Viên từ Phán sự lục

I. Tác giả văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Tản Viên từ Phán sự lục | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài.

- Quê hương: Hải Dương.

- Gia đình: Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.

- Ông là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ (cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật.

- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục

1. Thể loại: 

- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố li kì, hoang đường.

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Truyền kì mạn lục:

+ Truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường;

+ Mạn: tản mạn;

+ Lục: sao lục, ghi chép.

=> Ghi chép các truyện li kì, tản mạn của dân chúng.

- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.

3. Phương thức biểu đạt: 

Tản Viên từ Phán sự lục có phương thức biểu đạt là tự sự 

4. Tóm tắt: 

Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó, nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

5. Bố cục:

Tản Viên từ Phán sự lục có bố cục gồm 3 phần : mở đầu, nội dung và kết thúc.

- Mở đầu : Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.

- Nội dung: Chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.

+ Đoạn 2 (Đốt đền xong đến khó lòng thoát nạn.): Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.

+ Đoạn 3 (Tử Văn vâng lời đến không bệnh mà chết.): Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.

+ Đoạn 4 (Phần còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.

- Kết thúc: Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.

6. Giá trị nội dung: 

- Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử Văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người.

- Bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.

- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.

Để học tốt bài học Tản Viên từ Phán sự lục lớp 10 hay khác:

Xem thêm bố cục các tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức hay khác: