X

Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức

Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên


Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 30 bài văn Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên (hay nhất)

Dàn ý Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên

1. Mở đầu
- Nêu đề tài bài nói: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" (Nguyễn Dữ)
- Trình bày lý do lựa chọn đề tài.
2. Triển khai
a. Giới thiệu về truyện ngắn
- "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" là một trong 20 truyện thuộc "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
- Chủ đề: Truyện khẳng định sự chiến thắng của chính nghĩa trước gian tà, đề cao sự cương trực, dũng cảm của nhân vật Ngô Tử Văn.
b. Phân tích, đánh giá nội dung truyện ngắn
- Tác phẩm ca ngợi con người có sự cương trực, thẳng thắn, dám đứng lên bảo vệ công lí.
- Truyện đã lên án, tố cáo những kẻ gian manh và tham lam.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội.
c. Phân tích, đánh giá nghệ thuật truyện ngắn
- Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo đan xen với hiện thực.
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những xung đột được đẩy lên cao trào.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật thành 2 tuyến chính nghĩa và gian tà cùng những chi tiết công phu đã giúp nhà văn thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của mình.
3. Kết luận
- Tóm tắt lại nội dung của bài nói.
- Gửi lời cảm ơn tới thầy cô và các bạn.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên - mẫu 1

Chào các bạn, mình là Ngọc Anh. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho cô và các bạn về tác phẩm mình rất yêu thích, đó chính là “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”.

“Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” là một trong số hai mươi thiên truyện thuộc tập “Truyền kì mạn lục” do Nguyễn Dữ viết. Đây được coi là một áng “thiên cổ kì văn” của nước Việt ta khi đó. Những tác phẩm trong tập sách này đều được tác giả sưu tầm, viết lại từ cốt truyện dân gian nhưng có thêm một vài chi tiết kì ảo. Thông điệp và giá trị trong “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” cũng nhờ đó mà được khắc sâu, làm rõ hơn. 

Tác phẩm kể về một người đọc sách tên Ngô Tử Văn, tính tình khảng khái, cương trực. . Chàng đã dũng cảm đốt đền của tên tướng bại trận phương bắc họ Thôi đang tác quái, gây hại cho dân. Hắn đe dọa và kiện chàng ở Minh ty. Chàng được Thổ thần chỉ cách nên đã vạch trần được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải chịu trừng phạt. Bị Diêm Vương tra hỏi, chàng thẳng thắn nói ra sự thật, đấu tranh cho công bằng và lẽ phải. Nhờ đó, chàng được phong cho chức Phán sự ở đền Tản Viên. 

Tác phẩm này có giá trị phản ánh xã hội thực tại với đầy rẫy những bất công thời Lê Sơ: quan lại tham lam, lạm quyền, bóc lột dân chúng, cái ác thì hoành hành, công lý thì bị che mắt. Tuy vật, hành động đốt đền, dám đứng ra đối chất với tên tướng giặc bại trận của nhân vật Ngô Tử Văn cũng thể hiện niềm tin về sự chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, tinh thần tự tôn dân tộc, quyết tâm đấu tranh với cái xấu, cái ác đến cùng. Đi liền với đó là sự ca ngợi những con người có đức tính cương trực, thẳng thắn, can đảm dám đứng lên bảo vệ lẽ phải cho mọi người. 

Được chấp bút bởi một danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ là Nguyễn Dữ nên “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” có giá trị nghệ thuật cao. Truyện được kết hợp giữa yếu tố hiện thực và kì ảo, sử dụng thể loại truyền kì, là văn xuôi tự sự, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, thể hiện quan niệm của tác giả. Tác phẩm có cách xây dựng nhân vật rõ nét, đặc biệt là nhân vật Ngô Tử Văn, một hình tượng anh hùng đầy trí tuệ, dũng cảm và cương trực. Ngoài ra, các nhân vật khác như Diêm Vương, tên tướng bại trận cũng được khắc họa rõ nét thông qua lời nói, cử chỉ. Ngay từ những dòng văn đầu tiên, chuyện Ngô Tử Văn đốt đền đã được kể, tạo nên sự kịch tính cho tác phẩm. Cốt truyện ngày càng được đẩy lên cao trào, gợi sự hứng thú và tò mò cho người đọc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các ngôn ngữ giàu sức hấp dẫn, có nhiều ẩn dụ, biện pháp tu từ cũng tạo nên sự cuốn hút kì lạ cho câu chuyện. 

Trên đây là phần tóm tắt, giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” của mình. Đây là một tác phẩm kì ảo nổi bật của văn chương trung đại Việt Nam. Hi vọng rằng sau khi nghe bài nói của mình, các bạn có thể tìm đọc tác phẩm để hiểu hơn về thông điệp, giá trị mà người xưa muốn gửi gắm. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. 

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên - mẫu 2

Nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong bất kì một tác phẩm văn học nào. Đặc biệt ở mỗi thời kì, văn học mang những nét nghệ thuật khác nhau. Nếu ở thời hiện đại các tác phẩm truyện mang nét tả thực, nghệ thuật người kể chuyện, điểm nhìn… các tác phẩm thơ mang nhiều nét hiện đại như thể thơ tự do, hình ảnh, biện pháp tu từ… thì văn học dân gian có yếu tố kì ảo là nét nghệ thuật chính.

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những truyện của văn học dân gian mang trong mình nét nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc ấy.

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên kể về hành trình đấu tranh bảo vệ cho khát vọng chiến thắng của công lí và chính nghĩa của anh chàng Tử Văn nói riêng và của con người nói chung. Chàng Tử Văn vốn là một người yêu cái thiện ghét cái ác cho nên khi nhìn thấy dân làng bị thần miếu quấy rầy nhũng nhiều chàng không thể khoanh đứng nhìn. Phàm là cái độc ác thì thần thánh hay người trần gì thì cũng phải thẳng tay trừng trị. Mặc dù người dân can ngăn chàng nhưng chàng quyết định đốt đền cho kì được. Chàng tắm rửa sạch sẽ và châm lửa đốt đền. Ngay sau khi đốt đền chàng trở về nhà bắt đầu có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Trong cơn mê man chàng gặp tên giặc họ Thôi, ăn mặc giống người phương Bắc. Hắn đồi chàng phải xây lại thành không thì chàng sẽ phải đền mạng. Những tưởng chàng sẽ đồng ý nhưng không, người nho sĩ yêu cái thiện ghét cái độc ác ấy khăng khăng không chịu xây lại. Tên giặc tức giận phải bỏ đi, khi ấy một ông lão cũng xuất hiện và tự xưng là chủ nhân của ngôi đền, bị tên giặc họ Lôi kia chèn ép và đuổi ra khỏi đền. Vì sức yếu lực tàn mà quan trên bị hắn bưng bít hết cho nên ông phải đi lánh tạm. Hồn Tử Văn xuống âm phủ và làm theo những lời dặn của ông lão đó. Tử Văn đấu khẩu với tên giặc ho Thôi và xin Diêm vương đến chỗ ông lão để xác nhận. Khi mọi việc được sáng tỏ ông lão lấy lại được miếu đền còn Tử Văn trở thành một phán sự ở đền Tản Viên. Có thể thấy truyện thể hiện khát khao chiến đấu chống lại cái ác để bảo vệ cái chính nghĩa và công lí.

Truyện không chỉ đạt được thành công ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Nghệ thuật kì ảo được tác giả sử dụng triệt để trong tác phẩm của mình. Một người trần mắt thịt mà có thể trừng trị được một hồn vất vưởng của tên giặc. Thông qua đó tác giả muốn khẳng định vị trí của con người ở trong trời đất. Không những thế, yếu tố kì ảo còn được thể hiện ở việc thần thánh và con người nói chuyện với nhau như chuyện thường, người nho sĩ Tử Văn chết hai ngày mà vẫn còn sống lại được. Điều đó thể hiện sự gần gũi của con người với thần thánh thời xưa, người xưa rất hay tin vào tâm linh, vào thần thánh.

Như vậy qua đây có thể thấy rằng, chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một truyện ngắn mang đậm màu sắc dân gian dân tộc, ở đó con người có niềm tin vào thần thánh và những điều kì diệu. Truyện đạt tới trình độ xuất sắc về nội dung và nghệ thuật.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên - mẫu 3

Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn, đó là một con người khảng khái, cương trực, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Ông đã tức giận trước sự “hung yêu tác quái”của tên hung thần và cuối cùng ông đã ra tay đốt đền – một việc làm mà trong nhân gian không ai dám làm, thậm chí còn khiếp sợ trước sự tàn bạo của tên hung thần quái ác.

Nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại, ông không hề khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần cũng như trước khung cảnh ghê rợn nơi cõi âm. Ông còn tỏ ra cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy uy lực. Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng, Ngô Tử Văn đã chiến thắng, giải trừ được tai họa đem lại an lành cho nhân dân và được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.

Tóm lại, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Vàn, một người trí thức Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Nghệ thuật kể lại hết sức lôi cuốn, nhân vật được xây dựng khá sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy, thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.

Truyện còn có ý nghĩa phê phán gay gắt, trước hết là phê phán tên tướng giặc xảo quyệt, lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm tham lam, hung ác.

Qua các chi tiết hư cấu, hoang đường, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức, thánh thần ở cõi âm cũng tham lam của đút, bao che cho kẻ lộng hành. Những hiện tượng bất công ở cõi âm chính là tấm gương phản chiếu những bất công trong xã hội đương thời.

Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng: Hãy đấu tranh đến cùng chông cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại chiến thắng cho chính nghĩa.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên - mẫu 4

Xin chào cô và các bạn. Tôi là Minh Ngọc, học sinh lớp 10A trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Tôi rất vui và vinh dự khi được giới thiệu, đánh giá về nội dung dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện mà bản thân yêu thích.

Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các bạn học sinh. Và tôi cũng là một trong số đó. Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" để trình bày suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Nguyễn Dữ sống vào thế kỉ XVI. "Truyền kì mạn lục" là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của ông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong số hai mươi truyện thuộc "Truyền kì mạn lục". Truyện đề cao chính nghĩa, khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác và gian tà.

Trước hết, tôi xin trình bày những phân tích, đánh giá về nội dung tác phẩm. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của truyện. Chàng là kẻ sĩ có tinh thần bất khuất, hành động dũng cảm, dám chiến đấu để trừ hại cho dân. Vì không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái nên Ngô Tử Văn đã có hành động đốt đền để diệt trừ với hồn ma tên tướng giặc. Chàng tin việc làm của mình là đúng nên khi bị hồn ma tên tướng giặc đe dọa chàng vẫn thản nhiên, không hề run sợ. Ngô Tử Văn phải một mình đối đầu với thế giới ma quỷ dưới Minh ti, chàng vượt qua được sự rùng rợn, ghê sợ chốn âm phủ để bảo vệ chính nghĩa. Chàng dũng cảm tố cáo tội ác của hồn ma tên Bách hộ họ Thôi để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Tử Văn đứng về phía công lí nên chiến thắng của chàng hết sức vẻ vang. Chàng được tiến cử giữ chức quan phán sự ở đền Tản Viên, đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lí, bảo vệ chính nghĩa. Kết thúc ấy cũng là cách mà Nguyễn Dữ dùng để bất tử hóa hình tượng kẻ sĩ khảng khái, cương trực, luôn đứng về phía lẽ phải.

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" còn có ngụ ý phê phán sâu sắc. Đối tượng thứ nhất mà truyện phê phán là hồn ma tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi. Khi sống hắn làm kẻ cướp nước, chết đi lại làm kẻ cướp đền gian ác và xảo trá. Cuối cùng hắn cũng bị trừng trị thích đáng. Đối tượng thứ hai mà truyện lên án đó là thánh thần, quan lại dưới âm phủ. Tác phẩm phê phán hiện thực xã hội đương thời với những kẻ tham lam, tiếp tay cho cái xấu và cái ác gây nên khổ đau cho người dân. Đồng thời, tác giả cũng kêu gọi, khích lệ mọi người đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa.

Tiếp theo, tôi xin trình bày những phân tích và đánh giá của mình về nghệ thuật của "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên". Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo đã tạo nên sự thành công vang dội cho tác phẩm. Việc tác giả giới thiệu cụ thể về họ tên, quê quán, tính cách của nhân vật chính đã cho thấy sự chân thực của câu chuyện. Những yếu tố kì ảo như thế giới dưới Minh ti có triều đình, vua chúa, ma quỷ, luật pháp hay việc chết đi sống lại góp phần kích thích trí tò mò của người đọc, làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cốt truyện được xây dựng với những xung đột được đẩy lên cao trào khiến người đọc không thể rời mắt khỏi các sự việc diễn ra liên tiếp. Nghệ thuật xây dựng nhân vật với hai tuyến chính nghĩa - gian tà đối lập nhau với những tình tiết công phu cùng những chi tiết khắc họa rõ nét tính cách nhân vật đã giúp "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" thể hiện rõ được tâm tư, tình cảm của tác giả. Bởi vậy mà tác phẩm này luôn có sức hút với bao thế hệ bạn đọc.

Bài nói Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Nguyễn Dữ) của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Tản Viên - mẫu 5

Xin chào cô và các bạn. Tôi là …, học sinh lớp … trường Trung học phổ thông …. Tôi rất vui và vinh dự khi được giới thiệu, đánh giá về nội dung dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện mà bản thân yêu thích.

Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các bạn học sinh. Và tôi cũng là một trong số đó. Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" để trình bày suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Nguyễn Dữ sống vào thế kỉ XVI. "Truyền kì mạn lục" là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của ông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong số hai mươi truyện thuộc "Truyền kì mạn lục". Truyện đề cao chính nghĩa, khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác và gian tà.

Trước hết, tôi xin trình bày những phân tích, đánh giá về nội dung tác phẩm. Ngô Tử Văn là nhân vật chính của truyện. Chàng là kẻ sĩ có tinh thần bất khuất, hành động dũng cảm, dám chiến đấu để trừ hại cho dân. Vì không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái nên Ngô Tử Văn đã có hành động đốt đền để diệt trừ với hồn ma tên tướng giặc. Chàng tin việc làm của mình là đúng nên khi bị hồn ma tên tướng giặc đe dọa chàng vẫn thản nhiên, không hề run sợ. Ngô Tử Văn phải một mình đối đầu với thế giới ma quỷ dưới Minh ti, chàng vượt qua được sự rùng rợn, ghê sợ chốn âm phủ để bảo vệ chính nghĩa. Chàng dũng cảm tố cáo tội ác của hồn ma tên Bách hộ họ Thôi để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Tử Văn đứng về phía công lí nên chiến thắng của chàng hết sức vẻ vang. Chàng được tiến cử giữ chức quan phán sự ở đền Tản Viên, đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lí, bảo vệ chính nghĩa. Kết thúc ấy cũng là cách mà Nguyễn Dữ dùng để bất tử hóa hình tượng kẻ sĩ khảng khái, cương trực, luôn đứng về phía lẽ phải.

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" còn có ngụ ý phê phán sâu sắc. Đối tượng thứ nhất mà truyện phê phán là hồn ma tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi. Khi sống hắn làm kẻ cướp nước, chết đi lại làm kẻ cướp đền gian ác và xảo trá. Cuối cùng hắn cũng bị trừng trị thích đáng. Đối tượng thứ hai mà truyện lên án đó là thánh thần, quan lại dưới âm phủ. Tác phẩm phê phán hiện thực xã hội đương thời với những kẻ tham lam, tiếp tay cho cái xấu và cái ác gây nên khổ đau cho người dân. Đồng thời, tác giả cũng kêu gọi, khích lệ mọi người đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính nghĩa.

Tiếp theo, tôi xin trình bày những phân tích và đánh giá của mình về nghệ thuật của "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên". Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo đã tạo nên sự thành công vang dội cho tác phẩm. Việc tác giả giới thiệu cụ thể về họ tên, quê quán, tính cách của nhân vật chính đã cho thấy sự chân thực của câu chuyện. Những yếu tố kì ảo như thế giới dưới Minh ti có triều đình, vua chúa, ma quỷ, luật pháp hay việc chết đi sống lại góp phần kích thích trí tò mò của người đọc, làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cốt truyện được xây dựng với những xung đột được đẩy lên cao trào khiến người đọc không thể rời mắt khỏi các sự việc diễn ra liên tiếp. Nghệ thuật xây dựng nhân vật với hai tuyến chính nghĩa - gian tà đối lập nhau với những tình tiết công phu cùng những chi tiết khắc họa rõ nét tính cách nhân vật đã giúp "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" thể hiện rõ được tâm tư, tình cảm của tác giả. Bởi vậy mà tác phẩm này luôn có sức hút với bao thế hệ bạn đọc.

Bài nói Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Nguyễn Dữ) của tôi đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác: