Tóm tắt Tóm tắt Dục Thúy sơn hay, ngắn gọn nhất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bài tóm tắt tác phẩm Tóm tắt Dục Thúy sơn Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Tóm tắt Dục Thúy sơn.
Tóm tắt Dục Thúy sơn - Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
Tóm tắt tác phẩm Dục Thúy sơn
Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.
Bố cục Dục Thúy sơn
Chia bài thơ thành 2 phần:
- Phần 1 (6 câu đầu): miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.
- Phần 2 (2 câu sau): thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.
Nội dung chính Dục Thúy sơn
Bài thơ miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy và nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa. Từ đó thể hiện tài năng nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước của tác giả.
Tác giả - tác phẩm: Dục Thúy sơn
I. Tác giả văn bản Dục Thúy sơn
1. Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).
- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
- Nợ nước, thù nhà => theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng => viết Bình Ngô đại cáo.
- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.
- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.
- 1440 quay lại chốn quan trường.
- 1442: oan Lệ Chi Viên => tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
=> Tổng kết:
+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...
- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...
b. Giá trị văn chương
* Văn chính luận:
- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
* Thơ trữ tình:
- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.
- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
=> Kết luận:
+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Dục Thúy sơn
1. Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.
3. Tóm tắt:
Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.
4. Bố cục: chia bài thơ thành hai phần:
- 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.
- 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.
5. Giá trị nội dung:
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.
- Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả
- Tác giả sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,…
Để học tốt bài học Dục Thúy sơn lớp 10 hay khác: