X

Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Dục Thúy Sơn - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Dục Thúy Sơn Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Dục Thúy Sơn

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- sông Bạch Đằng, Đèo Ngang, Côn Sơn, .... 

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Những bài thơ khởi nguồn cảm hứng từ những địa danh của đất nước thường đem đến một tình yêu quê hương tha thiết, một tâm hồn lạc quan giao hoà với cuộc sống. Tôi luôn ấn tượng với những câu thơ kết thúc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:

“Nước non ngàn dặm mình

  Nước non ngàn dặm tình

  Nhịp phách tiền đất Huế”

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thể loại.

- Thể loại: ngũ ngôn bát cú Đường luật

2.  Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

- Chi tiết miêu tả

+ Hải khẩu hữu tiên san ...

 - So sánh: 

“Liên hoa phù thuỷ thượng

 Tiên cảnh truy trần gian

 Tháp anh trâm thanh ngọc

 Ba quang kính thuý hoàn”

- Ẩn dụ

Hữu hoài Trương Thiếu Bảo

 Bi khắc tiển hoa ban

* Sau khi đọc 

Nội dung chính: 

Bài thơ “Dục Thúy Sơn” đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.

Soạn bài Dục Thúy Sơn | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Bản dịch nghĩa

Bản dịch thơ

Dịch nghĩa sát với bản gốc, rõ ràng, dễ hiểu nhưng không có vần điệu

Dịch thơ ngắn gọn, khuôn phép trong vần nhưng một số điểm dịch chưa trọn vẹn ý nguyên tác

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Hai câu đầu (đề): Miêu tả cảnh núi non cửa biển

- Hai câu tiếp (thực): Tả thiên nhiên nơi Dục Thuý sơn, qua đó bộc lộ tâm trạng

- Hai câu tiếp (luận): Miêu tả cảnh núi Dục Thúy và tiếp tục sử dụng phép đối.

- Hai câu cuối (kết): Hình ảnh bia đá khắc thơ văn của Trương Hán Siêu.

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Không gian hùng vĩ, bao la, rộng lớn, lung linh rực rỡ: 

+ Dáng núi như đoá hoa sen nổi trên mặt nước

+ Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh

+ Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thuý

+ Dáng núi như đoá hoa sen nổi trên mặt nước

+ Bóng tháp trên núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh

+ Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc

=> Những liên tưởng cho thấy Nguyễn Trãi là người có tài quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và một tâm hồn giao cảm với thiên nhiên

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Nguyễn Trãi bày tỏ nỗi niềm riêng của mình. Đó là nỗi ngậm ngùi, xót xa khi tạo vật thiên nhiên vẫn còn vẹn nguyên nhưng con người lại hữu hạn, nhỏ bé trước cuộc đời. Những giá trị văn hoá, văn học tốt đẹp nhanh chóng bị hao mòn theo thời gian. Nỗi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân văn sâu sắc. 

* Kết nối đọc - viết (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn.

Đoạn văn tham khảo:

Tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Dục Thuý sơn” là một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Tình yêu thiên nhiên của ông trước hết thể hiện ở cách miêu tả tinh tế không gian hùng vĩ, tráng lệ nơi cửa biển cùng các hình ảnh so sánh độc đáo. Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn. Với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng - đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: