Thái sư Trần Thủ Độ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Thái sư Trần Thủ Độ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Thái sư Trần Thủ Độ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ

Đoạn trích là câu chuyện xoay quanh về cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Nhân cách cao dẹp của Trần Thủ Độ được thể hiện qua bốn sự kiện: Có người nói rằng Trần Thủ Độ chuyên quyền, lấn lướt quyền hạn của nhà vua. Trước mặt của nhà vua, Trần Thủ Độ đã xác nhận người nọ chỉ đúng tội và còn xin ban thưởng cho hắn ta. Người lính gác ngăn kiệu của Linh Từ Quốc Mẫu - vợ của Trần Thủ Độ, không cho đi qua cửa cấm, biết chuyện, Trần Thủ Độ không những không trách phạt mà còn khen ngợi và ban thưởng cho tên lính gác giữ nguyên phép nước. Vợ của Trần Thủ Độ xin một chức quan nhỏ cho người làm. Trần Thủ Độ đồng ý nhưng với điều kiện người kia phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác, người kia van xin và cũng từ ấy không ai dám đến phủ người xin làm “câu đương” nữa. Vua Trần Thái Tông có ý phong chức tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc, Trần Thủ Độ kiên quyết từ chối để chống lại thói gia đình trị, kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực.

B. Tìm hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ

1. Tác giả

- Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất.

- Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội.

- Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.

- Đời Lê Thánh Tông, ông giữa chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

b. Xuất xứ: Trích trong Đại Việt sử kí toàn thư.

c. Thể loại: Kí.

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự

e. Bố cục: Bố cục: 3 phần

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến … quyền hơn cả vua): Khái quát về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ và việc Trần Thủ Độ mất.

+ Đoạn 2 (Bấy giờ có người hặc… đến …Vua bèn thôi): Bốn sự kiện lịch sử xảy ra trong cuộc đời Trần Thủ Độ.

+ Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất và vai trò lịch sử quan trọng của Trần Thủ Độ.

f. Giá trị nội dung: Ca ngợi nhân cách cao cả, tấm lòng yêu nước của Trần Thủ Độ. Người giữ nghiêm phép nước: Chí công vô tư, thẳng thắn và luôn khích lệ cấp dưới làm như mình. Cao thượng bao dung, không để tình riêng lấn át.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

- Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.

- Ngôn từ hàm súc, chỉ kể, không bình luận. Lời kể khách quan, trung thành với sự thật

- Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

C. Sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ

Thái sư Trần Thủ Độ

D. Đọc hiểu văn bản Thái sư Trần Thủ Độ

1. Giới thiệu thời gian và sự kiện

- Sự kiện: Thái sư từ trần.

- Vị trí và công trạng của thái sư: được truy tặng "Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương".

Cách giới thiệu: Ngắn gọn, hấp dẫn.

2. Bốn câu chuyện có thật về Thái sư

*Chuyện xử người hạch tội mình

- Trước hết: ông thừa nhận người hặc tội nói đúng về mình.

- Sau đó: Khen thưởng cho anh ta.

Công minh, thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân → Tôn trọng sự thật, độ lượng.

*Chuyện bắt tên quân hiệu

- Khi nghe Linh từ quốc mẫu nói: sai bắt tên lính quân hiệu.

- Nghe được sự thật: khen ngợi thưởng vàng.

Chí công vô tư giữ nghiêm phép nước.

*Chuyện người xin làm câu đương

- Ghi tên và địa chỉ người đút lót.

- Chặt ngón chân hắn vì chạy chức chạy quyền.

Răn đe kẻ hay ỷ thế cạnh, nhờ nơi quyền thế để xin chức tước → Liêm khiết, công minh.

*Chuyện việc làm tướng của anh trai

- Ông bày tỏ quan điểm: Đặt công việc lên trên hết, việc nhà chỉ là thứ yếu (chống lại việc đưa anh em họ hàng vào nắm giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, chỉ chọn những người tài giỏi để giúp nước).

→ Là người luôn đặt việc công lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, không tư lợi, gây bè, kéo cánh → Một lòng vì đất nước.

Kết luận: Trần Thủ Độ là người ứng xử khéo léo, tế nhị, nghiêm khắc, không tư lợi, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư → Những phẩm chất đáng quý.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, chọn lọc khác: