Uy-lít-xơ trở về - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Uy-lít-xơ trở về - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Uy-lít-xơ trở về Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Uy-lít-xơ trở về trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Uy-lít-xơ trở về
Uy-lít-xơ trở về quê hương khi đã trải qua 20 năm trôi dạt trên biển sau chiến thắng thành Tơ-roa. Pê-nê-lốp kiên trinh chờ đợi Uy-lít-xơ trong suốt 20 năm. Pê-nê-lốp lạnh lùng, khôn khéo thoát khỏi cám dỗ của 108 tên cầu hôn với kế hoãn binh “tấm thảm ngày dệt, đêm tháo”.
Uy-lít-xơ cho rằng Pê-nê-lốp chưa nhận mình vì vẻ ngoài rách rưới. Tê-lê-mác trách mẹ. Pê-nê-lốp cho biết sẽ nhận người hành khất là chồng nếu ông ta trả lời được bí mật về những dấu hiệu riêng mà chỉ có hai người biết. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng vết sẹo, Pê-nê-lốp vẫn không tin nhưng đồng ý xuống nhà để xem người đã giết những kẻ cầu hôn. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lít-xơ trở về nhưng Pê-nê-lốp không tin. Uy-lít-xơ nói ra bí mật về chiếc giường, Pê-nê-lốp chạy lại ôm chồng và không nỡ buông rời. Uy-lít-xơ xuất hiện trong trang phục nghiêm chỉnh, Pê-nê-lốp vẫn chưa nhận đó là chồng mình.
B. Tìm hiểu tác phẩm Uy-lít-xơ trở về
1. Thể loại
a. Khái niệm: Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
b. Đặc trưng
- Nội dung: Sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
- Nghệ thuật: Sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
c. Phân loại sử thi
- Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần… kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…
- Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi… kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng.
2. Tác giả
I. Tác giả
- Cho đến nay, vẫn chưa biết đích xác Hô-me-rơ là ai.
- Có nhiều truyền thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công nguyên.
- Ông mang tên Mê-lê-xi-gien (nghĩa là con của dòng sông Mê-lét).
3. Tác phẩm
*Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê
- I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người.
- Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành Tơ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
*Đoạn trích
a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.
b. Thể loại: Sử thi anh hùng.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d. Bố cục (2 phần)
- Đoạn 1 (Từ đầu đến …kém gan dạ): Tác động của nhũ mẫu và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp.
- Đoạn 2 (Còn lại) Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ.
e. Giá trị nội dung: Đoạn trích đề cao trí tuệ và lòng chung thuỷ của con người.
f. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
C. Sơ đồ tư duy Uy-lít-xơ trở về
D. Đọc hiểu văn bản Uy-lít-xơ trở về
1. Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và Tê-lê-mác đối với Pê-nê-lốp
- Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê:
+ Nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về.
→ Pê-nê-lốp có thái độ hoài nghi: nàng cho rằng đó là một vị thần đã trừng phạt bọn người "láo xược" và tin rằng chồng mình "đã hết hy vọng trở lại đất A-cai".
+ Nhũ mẫu đưa bằng chứng về vết sẹo của Uy-lít-xơ và đem "tính mệnh ra đánh cuộc".
→ Pê-nê-lốp cảm thấy phân vân: Tự thần hóa câu chuyện, trấn an nhũ mẫu, tự trấn an mình và đến khi gặp chồng lòng nàng cũng rất đỗi phân vân.
- Tác động của Tê-lê-mác: trách móc mẹ nhẹ, gay gắt.
→ Pê-nê-lốp phân vân và xúc động dữ dội khi bị tác động bởi những lời nói của nhũ mẫu và con trai, tuy vậy, Pê-nê-lốp vẫn hết sức kiên định, thận trọng.
2. Cuộc đấu trí giữa hai vợ chồng Uy-lít-xơ, gia đình đoàn tụ
- Pê-nê-lốp thử thách chồng một cách tế nhị, thông qua con trai.
→ Uy-lít-xơ nhận ra ý muốn thử thách của vợ "mỉm cười" chấp nhận.
- Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng bí mật - chiếc giường cưới.
→ Uy-lít-xơ nói với con trai và cũng là nói với Pê-nê-lốp: một cách trầm tĩnh, cân nhắc, bàn với con cách xử trí bọn cầu hôn đã chết. Uy-lít-xơ đã vượt qua thử thách băng cách miêu tả cặn kẽ chiếc giường cưới.
- Pê-nê-lốp nhận ra chồng: vui mừng, hạnh phúc tột độ.
→ Uy-lít-xơ nhận lại vợ: vui mừng, khôn xiết, cảm xúc dạt dào.
3. Nhận xét về hai nhân vật chính
*Pê-nê-lốp
- Phép thử bí mật về chiếc giường cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời về trí tuệ và tâm hồn, khát vọng bình yên, hạnh phúc, thủy chung của Pê-nê-lốp.
+ Vẻ đẹp trí tuệ: Chiếc giường qua những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau là điều kiện nàng đưa ra để đảm bảo cho sự bền vững gia đình, giải tỏa nhiều mối nghi ngờ và củng cố tình cảm gia đình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: Khi đã gạt bỏ mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê-lốp thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động yêu thương, thể hiện nỗi khát khao mong chờ về một hạnh phúc bình yên khi mà ở đó có sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
*Uy-lít-xơ
- Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, với bộ áo quần hành khất, chàng vẫn kiên nhẫn chờ đợi tình cảm của Pê-nê-lốp. Từ kiên nhẫn chờ đến tâm trạng lo âu dù chàng đã tắm rửa và thay bộ đồ mới nhưng vợ chàng vẫn chưa nhận chàng là chồng.
- Cuối cùng là tâm trạng cảm thông, trân trọng của Uy-lít-xơ. Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất cao quý, nhẫn nại, bình tĩnh và tự tin. Đặc biệt là niềm tin mãnh liệt vào Pê-nê-lốp. Đây là phẩm chất trí tuệ cao quý của nhân vật.