Vào chùa gặp lại - Tác giả tác phẩm (mới 2023) - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Vào chùa gặp lại Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Vào chùa gặp lại.
Tác giả - tác phẩm: Vào chùa gặp lại - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Vào chùa gặp lại
- Nhà văn Minh Chuyên, tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948.
- Quê quán: Xã Minh Khai – Vũ Thư – Thái Bình
- Ông là nhà văn quân đội, nhà báo, đạo diễn phim tài liệu để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện kí, tiểu thuyết, kịch bản văn học về đề tài hậu chiến. Ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục là nhà văn sáng tác đề tài hậu chiến tranh Việt Nam nhiều nhất.
- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu cảm xúc chân thành…
- Tác phẩm chính: Người lang thang không cô đơn, Thủ tục làm người còn sống, Vào chùa gặp lại, Nước mắt làng, Di họa chiến tranh,...
II. Tìm hiểu tác phẩm Vào chùa gặp lại
1. Thể loại
- Văn bản thuộc thể loại: truyện kí.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Xuất xứ: Trích trong tập truyện kí “Người lang thang không cô đơn” (1993).
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận.
4. Bố cục văn bản Vào chùa gặp lại
- Phần 1: kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của tác giả với sư thầy Đàm Thân và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm nơi chiến trường ác liệt cũng như lí do cô ấy xuất gia.
- Phần 2: kể chuyện sư thầy đã làm được rất nhiều việc tốt sau khi về nơi Cửa Phật.
- Phần 3: Kể về việc Sau khi phục viên, Lương Thị Thân đã trở về quê nhà mang theo vết thương do chiến tranh để lại và nỗi đau mất đi Quân – một nửa sự sống của cô - tìm tới của Phật, quyết định xuống tóc đi tu làm những việc tốt đời, đẹp đạo…
5. Giá trị nội dung
- Truyện kể và ca ngợi về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì những mất mát, hi sinh trong chiến tranh, bước ra từ chiến tranh, chị đã hòa nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
- Qua truyện ngắn, nhà văn ngợi ca tính cách kiên cường, phẩm chất tốt đẹp giàu lòng vị tha, đức hi sinh, nhân hâu của người phụ nữ Việt Nam trong và sau chiến tranh.
6. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng được tình huống truyện đặc sắc; cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính.
- Điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt, từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật) và ngược lại.
- Nghệ thuật miêu tả cảnh và miêu tâm lí nhân vật tinh tế.
- Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động, đặc biệt là diễn biến nội tâm phức tạp.
- Ngôn ngữ gần gũi.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vào chùa gặp lại
1. Tình huống truyện
- Nhà văn đã tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc, đó là: Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống bất ngờ: tại chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình).
- Ý nghĩa của tình huống: khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ và chú ý dōi theo câu chuyện.Từ đó, tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nhân vật chính.
Nhận xét: Bằng hồi ức văn chương tả thực cùng sự lao động sáng tạ, cảm tác bằng trái tim nhân ái, Minh Chuyên đã tạo ra vẻ đẹp huyền thoại từ nhân vật ngoài cuộc đời. Nhà văn không chỉ thấu hiểu cho những nỗi đau, sự mất mát cả về thể xác và tinh thần của họ mà còn ca ngợi tính cách kiên cường, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thương binh nói riêng và người phụ nữ Việt Nam trong và sau chiến tranh nói chung.
2. Không gian, thời gian trong truyện
* Không gian: Câu chuyện diễn ra ở các không gian khác nhau: Không gian tại chùa Đông Am, Quảng Bình, Kiến Xương, Thái Bình, không gian sinh hoạt gia đình (nhà bố mẹ sư thầy Đàm Thân), không gian chiến trường cũng được gợi nhắc qua lời kể của nhân vật chính.
* Thời gian: Thời gian hiện tại khi nhân vật “tôi” gặp lại nữ quân y tại chùa Đông Am, ; thời gian quá khứ khi ở chiến trường và khi gặp lại người yêu tưởng đã hi sinh nơi chiến trường. Thời gian tuyến tính được xen kẽ bởi những khoảng thời gian quá khứ được gợi lại qua các hồi ức, đối thoại giữa các nhân vật…
3. Hình tượng nhân vật Đàm Thân
3.1. Hoàn cảnh sống
- Trước khi tình nguyện vào chiến trường:
+ Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp, trẻ trung quê ở Thái Bình
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú Quân.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú Quân ra chiến trường. Còn Đàm Thân thì xung phong làm cô y sĩ nơi mặt trận. → Mỗi người mỗi ngả
+ Đau đớn khi nghe tin người yêu hi sinh, bản thân nhiều lần cận kề cái chết
- Khi từ chiến trường bom đạn trở về:
+ Bị 62% thương tật, nhiễm chất độc màu da cam
+ Bố mẹ ngăn cấm không cho xuất gia
→ Mang trong mình nhiều nỗi đau về thể xác và tinh thần.
3.2. Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong:
+ Là một cô gái làng biển duyên dáng, trẻ trung, xinh đẹp
+ Đôi má trắng tròn, mái tóc đen dài, óng mượt.
- Khi từ chiến trường bom đạn trở về:
+ Với 62% thương tật, da xanh xao vì những cơn sốt rét rừng, bị nhiễm chất đọc da cam, mang trong mình nỗi đau khi người yêu không còn nữa, ..;
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, nhan sắc, tình yêu tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
3.3. Tính cách, phẩm chất
Vẻ đẹp tính cách, phẩm chất của nhân vật được nhà văn dồn sức diễn tả, thể hiện qua hai tình huống, sự kiện tiêu biểu:
* Tình huống, sự kiện thứ nhất: Khi ở chiến trường
- Khi được cử ra Bắc học tập chị tình nguyện xin ở lại phục vụ hết chiên dịch mới ra, hăm hở lao vào phục vụ chiến đấu nơi mặt trận.
- Khi nghe tin chú Quân – người yêu hi sinh chị bàng hoàng đau đớn, đau xót như một nửa đời mình “đã chết”. Nhưng chị phải nén nỗi đau để tiếp tục nhiệm vụ của mình, chứng kiến những chiến sĩ vì bảo vệ mình mà hi sinh, bản thân bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng vượt lên tất cả
=> Đàm Thân nhận thức rõ hoàn cảnh, đưa ra quyết định tỉnh táo, dứt khoát.
Tình huống này cho thấy Đàm Thân là người có tình cảm da diết, sâu nặng, có ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh vững vàng và có lòng nhân hậu, vị tha sâu sắc.
*Tình huống, sự kiện thứ hai: Khi từ chiến trường trở về
- Do thời gian chị nằm điều trị tại một gia đình Phật tử, ngày ngày được nghe gia chủ thỉnh kinh, gõ mõ nên chị ấp ủ nguyện vọng phó thác cuộc đời nơi Tam Bảo.
- Những ngày đầu bố mẹ ngăn cấm không cho xuất gia, chị phải trốn đi
- Khi gặp lại chú Quân- người yêu từ cõi chết trở về đã tìm tới tận chùa để xin cưới hỏi và khuyên bảo cô trở về. Nhưng dù Quân có năn nỉ như thế nào thì cô cũng nhất quyết không đồng ý bởi cô biết di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống sẽ khiến Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được.
Qua tình huống thấy được phẩm chất của nhân vật Đàm Thân: Giàu lòng vị tha, đức hi sinh, nhân hậu,…thông qua những hành động, việc làm như:
- Chǎm sóc sư bác Trần Diệu Tánh bị di chứng chất độc da cam;
- Nuôi dưỡng những đứa trẻ bị tàn tật, con của đồng đội bị nhiễm chất độc da cam;
- Làm viêc cần mẫn, vừa chǎm chỉ tụng kinh vừa tích cực tăng gia sản xuất;
- Cải tạo, mở mang chùa...
Nhận xét chung: Chiến tranh đã lấy đi của chị tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu; thân thể bị thương tật, ra khỏi cuộc chiến còn gặp tình huống trớ trêu, éo le song với bản lĩnh phi thường, với tấm lòng nhân hậu cao cả và sự hi sinh thầm lặng, Đàm Thân đã mạnh mẽ vượt lên trên nghịch cảnh, vươn lên sống tốt đời, đẹp đạo, nhân hậu, vị tha…
- Thái độ của tác giả: Yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nhân vật chính.(+ Người y sī tôi gặp ở binh trạm 31 hơn hai mươi năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi.
+ Lên bậc sư thầy, Thân vẫn chẳng nề hà việc chi. Đi đâu, tới chùa nào Thân cũng được mọi người mến mộ, kính nể.
Học tốt bài Vào chùa gặp lại
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Vào chùa gặp lại Ngữ văn lớp 11 hay khác: