(30+ mẫu) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 1)
- Dàn ý Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 2)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 3)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 4)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 5)
(30+ mẫu) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 1
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả nghiên cứu của nhóm. Báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường .
Tóm tắt:
Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....
1. Đặt vấn đề
1.1. Mục đích
- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
- Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
1.2. Nhiệm vụ
- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.
Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp tổng hợp, hệ thống
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.
Facebook thật sự đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chúng tôi có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, chúng tôi dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Nhiều lúc, chúng tôi cảm giác khó chịu khi đường truyền internet chặn Facebook vì một lý do nào đó. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, bản thân chúng tôi ít nhiều bị sự thu hút từ mạng xã hội Facebook làm tác động và một số bạn khác cũng như vậy.
Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh để từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh.
2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh
Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng.
2.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:
2.2 Giao lưu, kết nối bạn bè:
2.3. Giải trí:
2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh
2.4.1 Những tác động tích cực
Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân.
2.4.2 Những tác động tiêu cực
Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát
2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh
2.5.1 Biện pháp từ cá nhân
- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?
- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
2.5.2 Biện pháp từ cộng đồng
- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh.
- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau
3. Kết luận
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.
Vì thế, mỗi học sinh nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng.
Trên đây là bài trình bày của tôi về báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Dàn ý
- Mở bài: Nêu tên, lí do chọn vấn đề nghiên cứu, các kết luận chính của báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Triển khai: Tóm tắt các luận điểm chính, lựa chọn một hoặc một vài phương tiện phi ngôn ngữ để minh họa, nhấn mạnh thông tin chính cũng như thu hút sự chú ý của khán giả.
- Kết luận: Khái quát những kết quả nghiên cứu chính, gợi mở các hướng đi mới của đề tài, thể hiện một thái độ sẵn sàng đối thoại một cách chân thành, cởi mở.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 2
Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây nhóm em xin trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
I. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH
1.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 THPT Tây Hồ.
Hiện nay, blog hay các mạng xã hội không còn xa lạ với chúng ta. Nó được biết đến như một cuốn nhật ký online, thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới. Facebook ngày càng được nhiều người biết đến là một trang 10 mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số lượng người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên. Và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong cuộc khảo sát 120 học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ về việc “Bạn có tham gia sử dụng trang mạng xã hội Facebook hay không?” thì có đến 96,6% trả lời có. Qua đó, cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ là rất cao và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng. Nhưng đối với các bạn sinh viên học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ thì có đến 83,9% cho rằng: Có thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của Facebook và có 16,1% nhận định ngược lại. Bên cạnh đó, khi được hỏi: “Trong tương lai, bạn có sẵn sàng bỏ facebook hay không?” thì có 69,9% là Không và 30,1% là Có.
1.2. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ.
Theo cuộc điều tra quy mô nhỏ tại khối 11, phần lớn học sinh sử dụng Facebook với 3 mục đích chính: Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh: Đây có thể coi là mục đích chính chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến. Mục đích thứ hai là giao lưu, kết nối bạn bè: Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian và Facebook có sự thông minh cần thiết để gợi ý những người mà bạn có thể biết, thông qua số lượng bạn chung (Mutual Friends), nơi ở (Lives), nơi làm việc (Employers)… Vì thế, Facebook không chỉ giúp bạn tìm kiếm những mối quan hệ mới mà còn giúp bạn giữ liên lạc với những mối quan hệ cũ như: bạn bè, người thân. Cuối cùng là giải trí: Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger... Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè. 3. Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR, ĐH Văn Lang. 3.1. Những tác động tích cực: Quá trình nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên khoa PR, trường Đại học Văn Lang tham gia Facebook để chia sẻ thông tin cá nhân và cập nhật thông tin của bạn bè, người thân. Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân. Vì thế, nhiều tài khoản Facebook của các sinh viên khoa PR đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Facebook còn là một công cụ hỗ trợ cho sinh viên khoa PR mở rộng thêm mối quan hệ hay tìm kiếm lại những người quen biết. Trong cuộc khảo sát, tính năng “Kết bạn” là tính năng thứ 2 được các bạn yêu thích sau tính năng “Chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh” chiếm 17,5%. Một số thành viên khác thì sử dụng 13 Facebook để kinh doanh nhỏ (chủ yếu là quần áo, trang sức bán online) để tăng thêm thu nhập của bản thân. Điều này như một trải nghiệm thú vị đối với các bạn khi trực tiếp đàm phán, thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm của mình thông qua Facebook. Có thể nói, đây là điều kiện giúp các bạn rèn luyện khả năng ứng xử trong kinh doanh thương mại điện tử. Ngoài ra một bộ phận nhỏ khác, thì sử dụng Facebook với tính chất giải trí.
1.3. Những tác động tiêu cực
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đa số các học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ chưa nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức 14 khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các học sinh không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát. Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được khảo sát vì Facebook là nơi không quan sát được thái độ của người nghe. Ngoài ra, trên Facebook còn có những đối tượng phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hóa cũng tác động đến ý thức và khả năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm chí có những bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cô.
Việc dành nhiều thời gian sử dụng Facebook sẽ làm thay đổi thói quen hàng ngày của các bạn học sinh. Điều đáng nói, tác động của Facebook đã đi sâu vào tiềm thức của các bạn. Với sự hỗ trợ của những thiết bị điện tử hiện đại như: điện thoại thông minh, máy tính bảng… thì việc truy cập Facebook càng dễ dàng hơn.
II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TÂY HỒ.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, học sinh có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự cho học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ và hạn chế những mặt tiêu cực.
1. Biện pháp từ cá nhân.
- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lý do đầu tiên để bạn quyết định đăng ký một tài khoản Facebook là gì?
- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lý, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn học sinh phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề. 2. Biện pháp từ cộng đồng.
- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.
- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook. Vì thế, mỗi học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nói riêng.
Bài báo cáo đến đây là kết thúc, rất mong nhận được lời góp ý để bài báo cáo thêm hoàn thiện. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 3
Chào các bạn thân mến!
Báo cáo nghiên cứu về Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam:
1. Đặt vấn đề
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Giải quyết vấn đề
Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Lelivre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordennone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris.
Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm trong tác phẩm Deva Mưnô, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua.
3. Kết luận
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm.
Tài liệu tham khảo
1. Abd. Karim, Báo Thị Hoa (giới thiệu và trình bày). 2007. “Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose.
2. Đỗ Văn Tú. 1973. Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành.
3. Phan Văn Viện. 2007. Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Phan Xuân Biên (chủ biên). 1989. Người Chăm ở Thuận Hải. Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải xuất bản.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 4
Chào các bạn thân mến!
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long:
Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.
Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.
Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…
Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.
Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.
Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình:
1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 5
Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em xin được trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội mà nhóm chúng em đã làm trong thời gian vừa qua. Em xin mời thầy cô và các bạn lắng nghe!
Sử thi “Đăm Săn” là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. Đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” là một trong những trích đoạn tiêu biểu kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn. Đồng thời, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm nhấn thú vị, đáng để khám phá.
Trước hết, kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Nhà sàn dài là kiến trúc độc đáo và đặc biệt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Đặc trưng của nhà dài Tây Nguyên bao gồm: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí vật dụng trên mặt bằng sinh hoạt. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết: “Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây”, “cầu thang trông như cái cầu vồng”, “tòa nhà dài dằng dặc”, “voi vây chặt sàn sân”, “các xà ngang xà dọc đều thếp vàng”. Hình ảnh nhà sàn dài dằng dặc, cầu thang, xà ngang xuất hiện nhiều lần và được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy kiến trúc nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.
Không gian nhà dài chính là nơi cư trú của người dân Ê-đê. Tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa của người Ê-đê như hội họp, ăn mừng, kể chuyện sử thi, tổ chức nghi lễ thờ cúng thần linh,... Đoạn văn trong đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” đã miêu tả lại khung cảnh của người dân như sau: “tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc thiếu trần cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.”. Các vật dụng xuất hiện trong đoạn văn như: ché tuk, ché êbah, là những đồ vật được làm bằng gốm với hình hoa văn đa dạng, được xem là những đồ vật quý của người Ê-đê. Nó biểu thị cho sự sung túc, giàu có, phải "ngã giá bằng ba voi" mới có được.
Hơn nữa, đoạn văn còn làm nổi bật được hoạt động và tính cách của người dân Ê-đê. Để thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn - vị khách quý của buôn làng, người dân nô nức thi nhau mang ra những món ăn ngon nhất, những loại thuốc quý nhất để thiết đãi: thuốc sợi, thuốc lá, trầu vỏ, gà mái ấp, gà mái đẻ, gạo trắng. Người Ê-đê hiện lên với nét tính cách xởi lởi, hào phóng, nồng hậu. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón những vị khách quý từ phương xa.
Bên cạnh đó, chi tiết “chiêng xếp đầy nhà ngoài”, “cồng chất đầy nhà trong” và “ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần” đã phản ánh phong tục đánh cồng chiêng và uống rượu cần của người dân vùng Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Chính vì vậy, chi tiết Đăm Săn đến nhà Nữ Thần Mặt Trời thấy hình ảnh “chiêng xếp đầy nhà ngoài, cồng xếp đầy nhà trong” biểu thị cho sự quyền lực và giàu có. Người Ê-đê tin rằng: mỗi một chiếc cồng đều ẩn chứa một vị thần cho nên càng nhiều cồng, cồng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Ngoài ra, tục uống rượu cần cũng là một nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần trong đoạn trích chính là phương tiện để gắn kết tình cảm giữa người tù trưởng Đăm Săn và Đăm Par Kvây. Rượu không chỉ đóng vai trò trong các buổi thực hành nghi lễ để cầu xin đấng thần linh mà nó còn thể hiện đầy đủ tinh thần tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của chủ nhà.
Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê không chỉ gắn liền với hoạt động sống mà còn phản ánh được tính cách, sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.
Đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” là đoạn trích quan trọng của sử thi “Đăm Săn”. Đoạn trích không chỉ khắc họa vẻ đẹp phi thường, khát vọng mãnh liệt của người anh hùng Đăm Săn mà qua đó, chúng ta còn thấy được những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là không gian sinh hoạt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Sử thi “Đăm Săn” cho thấy kiến trúc nhà dài, vật dụng gắn liền với sinh hoạt và lối sống, tính cách của đồng bào người Ê-đê. Các giá trị vật chất, tinh thần của người Ê-đê trong thời đại mới cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa.
Bài nghiên cứu đến đây là kết thúc, em cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài làm của chúng em thêm hoàn thiện ạ.