Soạn bài Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với soạn bài Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân trang 139 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân - Chân trời sáng tạo
Đề tài (trang 140 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy lựa chọn và giới thiệu với các bạn cùng lớp một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.
Bước 1: Chuẩn bị nói
Khi xác định đề tài, có thể giới thiệu tác phẩm kịch / bộ phim đã được bạn chuẩn bị trong phần Viết hoặc chọn một tác phẩm kịch/ bộ phim khác (nếu muốn).
Bước 2: Trình bày bài nói
Khi tìm ý và lập dàn ý, để bài nói thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần
• Dựa vào đặc điểm thể loại của tác phẩm kịch và bộ phim để tìm ý. Ví dụ: đối với kịch, cần chú ý xung đột, hành động, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kịch; trong khi đối với phim, cần chú ý kịch bản phim, ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn, diễn xuất,... Sắp xếp nội dung bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng sâu sắc.
• Phân biệt sự khác nhau giữa các phần của văn bản nghị luận về một kịch bản văn học và văn bản nghị luận về một bộ phim.
Ví dụ Mở bài của văn bản nghị luận về một kịch bản văn học cần giới thiệu về tác phẩm, tác giả; giới thiệu một bộ phim thì cần nêu tên đạo diễn, ê kíp làm phim. • Dự kiến những ý kiến trái ngược về tác phẩm kịch / bộ phim và cách trả lời.
• Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, video clip...) để tăng tính hấp dẫn cho bài nói và làm rõ ý kiến của mình.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn 11, tập một), có lưu ý đến tên kiểu bài và một vài chi tiết khác biệt về đặc điểm của kiểu bài với sự hỗ trợ của thầy, cô giáo.
Bài nói tham khảo:
Nguyễn Du là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại (cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX) với những đóng góp to lớn của mình với nền văn học, ông được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, giá trị nhất, đồ sộ nhất có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay chúng ta thường biết đến với tên gọi phổ biến khác đó chính là Truyện Kiều.
Truyện Kiều là tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Truyện Kiều được NGuyễn Du viết dựa trên cốt truyện của tác phẩm văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là sự vay mượn có sáng tạo. Nguyễn Du đã có sự cải biên cả về hình thức tác phẩm, nội dung cũng có sự thêm thắt, cắt bớt cho phù hợp với bối cảnh cũng như tính cách của nhân vật. Do vậy mà tác phẩm Truyện Kiều không những không bị ảnh hưởng bởi cái bóng Kim Vân Kiều truyện mà còn vươn xa hơn, khiến cho Truyện Kiêu trở thành một kiệt tác nhiều người biết đến.
Truyện Kiều kể về một người con gái tài sắc nhưng có số phận bất hạnh là Vương thúy Kiều. Tác phẩm truyện Kiều gồm có ba phần chính. Phần thứ nhất là đính ước và gặp gỡ. Trong phần đầu tiên, Nguyễn Du đã kể về Thúy Kiều, một người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che, bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan.