X

Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với soạn bài Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân trang 29, 30, 31, 32 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân - Chân trời sáng tạo

* Đề bài (trang 29 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giới thiệu và làm rõ giá trị của một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.

* Hướng dẫn:

Bước 1: Chuẩn bị nói

* Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.

- Đề tài: giới thiệu về một tác phẩm văn học (tùy bút, tản văn, bài thơ…) hoặc tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội họa…) theo lựa chọn cá nhân.

- Mục đích nói: Giúp cho người nghe nắm bắt một số thông tin chính về tác phẩm để họ có thể cập nhật thông tin, chủ động tìm hiểu, thưởng thức… Ngoài những mục đích trên, bài nói của bạn còn có mục đích nào khác chưa?

- Đối tượng người nghe: Ngoài bạn bè, thầy, cô giáo, bạn còn muốn trình bày bài nói với ai?

- Không gian và thời gian nói: Không gian trình bày ở đâu? Bạn sẽ nói trong bao lâu?

* Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý:

Để tìm ý cho bài nói, bạn nên:

- Chọn một tác phẩm văn hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích.

- Tìm hiểu kĩ tác phẩm. Có thể tham khảo thêm một số tư liệu liên quan đến tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm, đnahs giá của các nhà chuyên môn.

- Ghi chú lại những thông tin sau:

+ Tên tác phẩm nghệ thuật, thể loại, tên tác giả, tên nhà xuất bản/ đạo diễn/…

+ Một số đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật, chủ đề và thông điệp của tác phẩm, trong đó đặc biệt lưu ý

Đối với tác phẩm văn học, cần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đối với tác phẩm nghệ thuật cần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật dựa trên đặc trưng loài hình của tác phẩm như: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm hội họa, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điêu khắc.

+ Nhận xét, đánh giá điều bạn yêu thích/ không thích về tác phẩm, cảm xúc…

+ Cách thức thể hiện bài trình bày, ví dụ như đóng vai, đọc thơ, biểu diễn một phân đoạn nào đó của tác phẩm.

+ Ý tưởng về việc sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ cho bài giới thiệu.

Lập dàn ý:

Về nội dung thuyết trình, bạn có thể phác thảo dàn ý theo những gợi ý dưới đây:

PHIÊU GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC

TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: ………………………Thể loại…………………

Tên tác giả: …………………………………………………………………………………………………….…….

1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật

…………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật

- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Bước 2: Trình bày bài nói

- Tạo không khí và mối quan hệ gần gũi, thân thiện, lịch sự với người nghe.

- Sử dụng thẻ ghi chú ghi lại những từ ngữ quan trọng; sắp xếp các thẻ ấy hợp lí để hỗ trợ người nghe theo dõi phần trình bày.

- Sử dụng cách xưng hô và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp, thể hiện sự quan tâm đến người nghe, mời gọi người nghe tương tác với mình trong khi nói.

- Nói bằng giọng tự tin, rõ ràng, có cảm xúc.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Trao đổi:

+ Trong vai trò người nghe: thể hiện thái độ lắng nghe chăm chú, nghiêm túc bằng những tín hiệu không lời (ánh mắt, cái gật đầu, nụ cười…) nêu rõ những điểm thú vị trong câu chuyện của người nói, phản hồi lịch sự với người nói về những nội dung chưa hiểu rõ, những vấn đề mà bạn cho là chưa hợp lí, chưa đồng tình.

+ Trong vai trò người nói: Kiên nhẫn chờ đến lượt lời của bạn; tránh chỉ trích gay gắt, trao đổi trên tinh thần xây dựng; tôn trọng ý kiến của người khác; giải thích rõ hơn về những điều mà người nghe chưa hiểu về bài trình bày của bạn hoặc khác quan điểm với bạn (nếu có); cầu thị và ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc góp ý của người nghe.

- Đánh giá:

Bảng kiểm kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt



Mở đầu

Chào hỏi và tự giới thiệu



Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả



Nêu lí do lựa chọn tác phẩm một cách thuyết phục hấp dẫn.



Nhận xét khái quát về tác phẩm






Nội dung chính

Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của tác phẩm.



Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về tác phẩm/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/nghe tác phẩm.



Sắp xếp các ý hợp lí, logic.






Kết bài

Tóm tắt được nội dung trình bày về tác phẩm



Khuyến khích người nghe thưởng thức tác phẩm.



Nêu vấn đề trao đổi hoặc mời gọi sự phản hồi từ người nghe.



Cảm ơn và chào kết thúc.




Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, dễ hiểu



Sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.



Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói.



Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.



Bài nói tham khảo:

Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.

Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.

Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.

Cả thiên truyện được chia làm ba phần với phần một có tên là Gặp gỡ và đính ước. Vào ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Tại đây, Kiều đã gặp nấm mồ của Đạm Tiên và tỏ lòng thương xót cho thân phận của người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Lúc chuẩn bị ra về, Kiều lại gặp gỡ Kim Trọng và dường như hai người đã cảm mến nhau ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Sau đó, hai người đã bí mật gặp nhau và cùng nhau đính ước.

Phần hai có tên gọi Gia biến và lưu lạc. Sau khi đính ước, Kim Trọng phải về quê hộ tang chú. Đúng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em Kiều là Vương Quan bị bắt. Để cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình để có tiền chuộc. Trước khi ra đi, Kiều đã trao lại mối duyên tình của mình cho em gái Thúy Vân. Sau khi bán mình, Kiều bị Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh lừa vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều đã được Thúc Sinh cứu ra để làm vợ lẽ. Thúc Sinh là một khách làng chơi hào phóng nhưng vợ của hắn là Hoạn Thư có tính ghen điên cuồng. Hoạn Thư đã bày mưu tính kế để bắt Kiều về đày đọa. Sau khi trốn thoát, Kiều đã đến nương nhờ nơi cửa Phật và được sư Giác Duyên giúp đỡ. Nhưng sư Giác Duyên vì tin lời Bạc Bà, Bạc Hạnh nên đã giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu. Thêm một lần nữa Kiều bị rơi vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều gặp được Từ Hải, một vị anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Không chỉ chuộc Kiều về làm vợ, Từ Hải còn giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng nàng Kiều thật thà lại một lần nữa bị kẻ xấu lừa. Tin lời Hồ Tôn Hiến, Kiều đã đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Sau đó, Kiều bị bắt phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều và sau cùng bị ép gả cho một viên quan thổ. Vì quá đau xót và tủi nhục cho chính mình, khi đi qua sông Tiền Đường nàng đã nhảy xuống tự vẫn nhưng may mắn được sư Giác Duyên cứu giúp. Kiều lại tiếp tục sống nương nhờ cửa Phật.

Phần ba có tên gọi là Đoàn tụ. Sau khi hộ tang chú, Kim Trọng đã trở lại để tìm người yêu. Lúc này biết được sự việc Kim Trọng vô cùng đau đớn. Chàng kết duyên với Thúy Vân theo như lời dặn của Kiều nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về nàng. Kim Trong đã đi tìm Kiều ở khắp nơi và may mắn đã cho hai người gặp lại nhau. Ngày đoàn viên của gia đình, Kiều đã quyết định “Duyên đối lứa cũng là duyên bạn bầy” để tỏ lòng kính trọng người yêu cũng như bảo vệ danh tiết của mình.

Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.

Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.

Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.

Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: