Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo sưu tầm và soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng này
a. Cây hình nhà mình đăng trí
Bỏ quên năm ngoài màu hoa
Năm nay buổi chừng hối tiếc
Ra hoa nhiều gấp đôi ba
(Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)
b. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám suơng mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.
(Bùi Hiển, Chiều sương)
Trả lời:
a. Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ “Bỏ quên năm ngoái mùa hoa” (trật tự thông thường là “Bỏ quên mùa hoa năm ngoái”). Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn, đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.
b. Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ: “ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía” (trật tự thông thường là “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía từ đầu ùn ùn đến – dẫn chài bảo từ Thủy phủ đùn lên”).
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các đoạn trích sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này
a. Nắng đã vàng hanh như phấn bay,
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày..
Trước sân mây trắng về đông lắm.
Em ở xa nhà, em có hay
(Vũ Quần Phương, Nắng đã hanh rồi)
b. Vào một chiều trung tuần tháng Giêng, chàng trai ấy lang thang trong những ngõ hẻm làng. Chàng đi không mục đích, hồn lặng thấm cái êm ả lắng tự vòm trời trắng hơi biêng biếc như dát bạc, cái êm ả của những cuối ngày thôn dã.
(Bùi Hiển, Chiều sương)
Trả lời:
a. Trong ngữ liệu này, “sông”, “mây trắng” được hình dung như con người nên có cách kết hợp: “sông gày”, “mây trắng về đông lắm. Những cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
b. Trong ngữ liệu b, cách kết hợp “hơi biêng biếc” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, làm cho cách diễn đạt độc đáo, mới lạ và gây ấn tượng cho người đọc. Bình thường, từ láy “biêng biếc” không thể kết hợp được với những từ ngữ chỉ mức độ như: hơi, rất, quá, lắm,... nhưng trong ngữ cảnh này, cách diễn đạt “hơi biêng biếc” lại tỏ ra rất hoà hợp với “vòm trời trắng”, với “cái êm ả của không gian.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Phân tích hiệu quả của hiện trong tách biệt trong các trường hợp sau:
a. Ào một cái, từ trong rừng đâu ra bỗng như có tiếng quẫy động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Còn khỉ này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo. Ông Diểu mỉm cười và chăm chú nhìn.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
b. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
Trả lời:
a. Việc tách thành phần “tự tin đến thô bạo” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, mạnh dạn, oai vệ của con khỉ đầu đàn, đồng thời bộc lộ cảm xúc thích thú của nhân vật ông Diểu trong khi quan sát con vật.
b. Việc tách thành phần “tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ” thành câu độc lập có tác dụng nhấn mạnh cảm giác “bị xúc phạm ghê gớm” của ông Diểu, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận xét về sự độc đáo của những kết hợp từ được in đậm trong đoạn thơ sau:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đỏ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền,
(Xuân Diệu, Thơ duyên)
Trả lời:
- “Nhánh duyên”: “duyên” là khái niệm trừu tượng, vô hình nhưng “nhánh” là một sự vật hữu hình, có thể nhìn thấy được. Vì vậy, “nhánh” thường kết hợp với những vật hữu hình như: nhánh cây, nhánh cỏ, nhánh lá,... Cách kết hợp “nhánh duyên” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo nên hình ảnh thơ độc đáo, gợi nên một tình cảm thơ mộng của chủ thể trữ tình; nhờ đó khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.
- “Đổ trời xanh ngọc”: Theo từ điển, “đổ” là động từ có nghĩa là “làm cho vật được chứa đựng ra khỏi ngoài vật đựng”. Trong cách diễn đạt “đổ trời xanh ngọc, màu xanh ngọc của bầu trời được hình dung như một vật thể/ một dòng chảy đổ tràn qua muôn lá, tạo nên hình ảnh chiều thu huyền ảo và lãng mạn.
* Từ đọc đến viết:
Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Vạn vật trên thế gian đều có giới hạn và con người cũng vậy. Suy cho cùng, đó chính là ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người hoặc điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật, sự việc. Ngoài ra, ta còn thể hiểu giới hạn là những điều cấm kị mà chúng ta không được phép vi phạm. Nhờ có giới hạn mà con người tự ý thức được về năng lực của bản thân từ đó đưa ra định hướng cho đời sống. Trong các mối quan hệ xã hội, giới hạn dạy con người yêu thương lẫn nhau. Khi tồn tại dưới dạng luật pháp, thiết chế xã hội thì giới hạn còn đem đến kỉ cương, trật tự cho cả cộng đồng. Có những giới hạn được tạo nên từ định kiến, sự bảo thủ, nỗi lo âu và điều ta cần làm là đập tan chúng để được sống tự do. Việc quẩn quanh trong vòng an toàn, cam chịu kiếp sống nhàm chán hay việc sống vô kỉ luật, xâm phạm giới hạn của xã hội như vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức đều không đúng đắn. Hãy học cách ghi nhận giới hạn của bản thân và coi đó là nấc thang để ta bước tiếp trên con đường chinh phục hạnh phúc.