X

Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Top 30 Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - rừng Sác (Cần Giờ)

Nói đến rừng Sác là người ta nghĩ ngay đến Cần Giờ. Sác là tên chung của các loại cây rừng ngập mặn như đước, vẹt, dưng, dà… Giữa mênh mông rừng sác, tiếng bìm bịp rúc con nước lớn, con nước ròng, tiếng chim cúc cu gọi bạn tình, tiếng lá reo hòa cùng tiếng sóng vỗ, bao la mênh mông một màu xanh.

Về mặt địa lý, Cần Giờ là một phần đồng bồi Đồng Nai, có tên là Rừng Sác Gia Định, từng rộng đến 170.000ha, chiếm một phần ba diện tích rừng ngập mặn của cả nước.

Cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, thuyền chiến của quân Nguyễn Ánh như lá tre đậu kín các luồng lạch và mặt cửa sông Cần Giờ. Thuở ấy, rắn rết nhiều vô kể, cá sấu nối đuôi nha bơi lượn hàng đàn, chim trời hàng vạn con, chiều chiều đậu trắng xóa ngọn cây xanh, tiếng kêu vang động một vùng sông nước.

Trong những năm dài kháng chiến chống Mỹ, rừng Sác – Cần Giờ là căn cứ địa của Đoàn 10 đặc công anh hùng. Các chú, các cô đã dũng sĩ treo mình trong tán cây rừng, đã vùi mình trong bùn lầy, đã bơi lội trong dòng nước, ôm bom, vác súng, xuất quỷ nhập thần, đà hàng chục lần đốt cháy kho xăng Nhà Bè, đánh phá quân cảng Cát Lái, hàng trăm lần phục kích bắn cháy, bắn đắm tàu giặc trên bảy con sông chảy qua Cần Giờ. Các chúc, các cô đã đem chí khí, lòng quả cảm và xương máu của tuổi hai mươi để viết nên những trang sử, những chiến công hiển hách. Có bao chiến sĩ đã ngã xuống trong mưa bom bão đạn của Mỹ – Ngụy. Có nhiều cô gái đã bị cá sấu nuốt chửng trong những đêm phục kích giặc, đi tải đạn.

Đến thăm rừng Sác- Cần Giờ hôm nay, du khách nghiêng mình, cúi đầu thành kính thắp nén hương trên mộ các liệt sĩ anh hùng của Đoàn 10 đặc công,và nhẩm đọc những dòng này khắc trên Bia tưởng niệm:

860 anh hùng liệt sĩ Rừng Sác đã ra đi,

Lòng Tàu, Tuy Hạ, Nhà Bè đó

Khói lửa ngút trời sử sách ghi…

Giặc Mỹ xâm lược đã trút xuống rừng Sác – Cần Giờ một triệu gallons hợp chất độc hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Sau năm 1975, cả một vùng rộng lớn rừng ngập mặn ở đây chỉ còn trơ lại đất hoàng hóa. Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phải đổ biết bao công sức, mồ hôi và tiền của, suốt hơn 30 năm trời, kể từ năm 1979, mới phục hồi được hệ sinh thái rừng ngập mặn, để ngày nay có 31 ngàn ha rừng với 175 loài thực vật, cùng với bảy con sông lớn vầ chằng chịt hàng trăm con rạch nuôi nấng, bảo tồn 700 loài khu hệ thủy sinh không xương sống; 130 loài khu hệ cá; chín loài lưỡng thể, ba mươi mốt loài bò sát; bốn loài có vú của hệ sinh động vật có xương sống, trong đó có những loài quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ. Huyện Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích Thành phố Hồ Chí Minh đã được phủ màu xanh. Phục hồi rừng ngập mặn là chiến công vô cùng to lớn của nhân dân ta trong hòa bình tái thiết đất nước.

Đến thăm khu nghĩa trang rừng Sác – Cần Giờ ngày nay (2009), ta được hạnh ngộ một nhân chứng lịch sử và kháng chiến, một anh hùng của Đoàn 10 đặc công ngày xưa. Đó là ông Nguyễn Văn Tám, đã vào rừng đánh giặc từ năm 1958, lúc còn là một thiếu niên. Ông đã trải qua hàng trăm, hàng nghìn trận đánh ác liệt. Bao máu và nước mắt của ông đã đổ xuống. Ông đã nhiều lần ôm đồng đội tử thương bơi qua sông. Ông đã bao phen cùng đồng đội vào sinh ra tử đốt cháy kho xăng Nhà Bè, bắn cháy tàu chiến giặc trên sông Cần Giờ. Ông từng là Phó Chủ tịch huyện Cần Giờ bốn khóa liên tục, là người chỉ huy trồng lại 3.000 ha rừng đước đầu tiên. Và mấy năm nay, ông trở lại đời thường là hướng dẫn viên du lịch của Khu Di tích căn cứ Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Ngày nắng hya ngày mữa, du khách vẫn nhìn thấy ông Tám, người nhỏ, da ánh màu phèn mặn, bộ quân phục bạc màu, đi thắp từng nén hương lê từng tấm mồ người liệt sĩ, bởi ông "không dứt được rừng", "không xa rời được đồng đội đã hi sinh."

Nghiêng mình trước hương hồn các chiến sĩ anh hùng rừng Sác- Cần Giờ. Cúi đầu cảm phục ông Nguyễn Văn Tám, người anh hùng đoàn 10 đặc công rừng Sác. Nghe sóng vỗ trầm hùng, nghe gió thổi rừng cước reo, nghe cá quẫy và tiếng lao xao của đàn chim trời, ta mới thấm thía màu xanh của rừng Sác là màu xanh của tình nghĩa thủy chung, là màu xannh của niềm tin và hi vọng, màu xanh bất diệt, bền vững của giang sơn xứ sở muôn quý nghìn yêu.

Dàn ý Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

- Mở bài:  

+ Giới thiệu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết trình.

+ Nêu thông tin khái quát về sự vật, hiện tượng đó.

- Thân bài:

+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung cấp thông tin của người viết.

+ Cần xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận nào có thể đưa vào vị trí thích hợp để làm tăng hiệu quả biểu đạt và sức hấp dẫn của bài viết.

+ Càn dự kiến cả những phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng trong văn bản (hình ảnh, số liệu, sơ đồ…) giúp cho các nội dung thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.

- Kết bài: Khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được đề cập, gợi mở những ý tưởng có thể tiếp nối.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay

Sự phát triển vượt bậc của xã hội đã tạo ra nhiều loại hình thức giải trí khác nhau, thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ khiến chúng trở lên quan tâm, thích thú và học theo. Đó là điều mà em muốn nói đến trong bài thuyết minh của mình: trào lưu thịnh hành trong giới trẻ ngày nay và ảnh hưởng của nó.

Trước hết, ta cùng tìm hiểu trào lưu là gì? Trào lưu là những làn sóng, những hiện tượng xã hội nổi lên, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người trong xã hội. Nó có thể là những trào lưu về mạng xã hội, thời trang, ăn uống, dạo chơi… được nhiều người biết đến và làm theo, đặc biệt là giới trẻ. Họ thích các trào lưu, đam mê nó mà bỏ bê đi nhiều thứ khác xung quanh từ học tập, làm việc, gia đình… để chạy theo trào lưu.

Do quá đắm chìm vào mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dần bị quấn theo những trào lưu trong đó. Có thể kể đến hiện nay như tik tok – một nền tảng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ hiện nay. Họ đam mê những trend nhảy nhót, ăn uống, biến hình thành các nhân vật… trên đó và bắt chước theo. Họ mong chờ những video của mình được nhiều người biết đến, thả tim, like, comment… mà quên ăn, quên ngủ. Thậm chí nhiều người bỏ rất nhiều tiền ra để mua like, mua lượt tương tác với mong muốn thỏa mãn sự nổi tiếng ảo của mình. Hay việc đăng tải những bài viết, câu nói với nội dung không rõ ràng nhằm mục đích câu like, thu hút sự chú ý của mọi người… Đó đều là thực trạng của tình trạng chạy đua theo trào lưu hiện nay của giới trẻ. Họ vì để thỏa mãn bản thân mà sẵn sàng hạ gục, phỉ báng người khác một cách không thương tiếc, bởi vậy nó đã kéo theo nhiều hậu quả đáng tiếc.

Vậy nguyên nhân nào cho thực trạng này? Thường thì nó xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của bản thân các bạn trẻ khi họ quá muốn thể hiện và khoe khoang bản thân mình một cách thái quá. Hay có những người họ muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến và tung hô, vì vậy họ chạy theo các trào lưu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa chúng ta có thể kể đến là do thiếu sự quan tâm từ gia đình, người thân. Họ không nhận ra sự thay đổi trong tâm sinh lý của con họ và rồi những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hiện tượng này luôn mang đến những hậu quả nặng nề và đánh thẳng vào giới trẻ. Chúng tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào những thứ vô nghĩa, bỏ bê việc học hành dẫn đến đạt kết quả xấu. Hơn nữa, hậu quả nặng nề của những trào lưu này chính là có thể hình thành nên những suy nghĩ, hành động tiêu cực trong các bạn trẻ khi họ không thỏa mãn được nhu cầu của mình và trở lên nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.

Bởi vậy, mỗi bạn trẻ cần phải tỉnh táo, sáng suốt trong quá trình sử dụng mạng xã hội. Cần đặt ra những giới hạn cho bản thân như thời gian xem, những cái được phép xem… nhằm đưa bản thân vào một khuôn khổ nhất định để không bị quá xa đà. Đồng thời, giới trẻ cũng cần phải tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các hoạt động có đóng góp trực tiếp cho cộng đồng, xã hội để bản thân được cảm thấy thoải mái và thư thái hơn.

Làm được những điều đó không chỉ giúp bạn thỏa mãn được đam mê của chính bản thân mình mà còn xây dựng một đời sống tinh thần vững chắc, lành mạnh và tỉnh táo trước những cám dỗ của xã hội.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Chim di cư

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.

Chim di cư xác định phương hương như thế nào?

Có hai kỹ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có: định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang điểm tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hâu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày để tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

Các tuyến đường di cư của chim

Số lượng đường di cư rất đa dạng và mỗi loài chim sẽ có những hướng di cư giống hoặc khác nhau. Hầu hết tất cả các tuyến đường di cư đều theo hướng Bắc - Nam, vì hầu hết các loài chim có tập tính di cư đều đền từ khu vực sinh sản ở phía Bắc vào thời điểm cuối mùa thu để định cư ở những vùng lãnh thổ trú đông ở xa hơn về phía Nam.

Ở Bắc Mỹ, có bốn “đường bay” chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nhiều loài sinh sản gần Bắc cực và đi theo hàng chục tuyến đường để đến đồng bằng châu Phi vào mùa đông.

Các tuyến đường khác thì không dễ dàng như vậy. Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California.

Không con đường di trú nào có thể vượt qua đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ bé, khi chúng di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ. Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Thủy triều là gì?

Thủy triều là gì?

Thủy triều được dịch sang nghĩa thuần Việt với nghĩa là nước dâng cao hoặc rút xuống. Chiết tự câu chữ như sau “thủy” có nghĩa là nước, “triều” là cường độ mực nước thay đổi lên – xuống. Hiểu đơn giản hơn, thủy triều là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống theo một chu kỳ dựa vào thiên văn.

Nguyên nhân xuất hiện thủy triều

Thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Có thể hiểu là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.

Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự một mình quay quanh nó một vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:

- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống.

- Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần thủy triều xuống. 

Đặc điểm của thủy triều

Thủy triều được chia làm các giai đoạn khác nhau:

- Nước biển dâng nhanh trong vài giờ, làm ngập cả vùng biển. Hiện tượng này gọi là ngập triều.

- Khi nước biển hạ thấp trong vài giờ, nước rút làm lộ ra vùng gian triều thì gọi là triều rút.

Ứng dụng của thủy triều trong đời sống

Một số ứng dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau: 

- Từ xa xưa, con người sống dựa sông dựa biển nên đã biết cách tính theo con nước. Chu kỳ lên xuống của nó. Chính nhờ yếu tố tự nhiên mà con người tìm được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,…

- Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú. Do đó hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc vườn điều kiện, thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.

- Con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như đánh bắt hải sản. Tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.

- Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Sao băng

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng - hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Núi lửa phun trào

Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào?

Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.

Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:

Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.

Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên - Núi lửa

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh

Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sunfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Xem thêm các bài văn mẫu 11 Kết nối tri thức hay khác: