Ánh sáng cứu rỗi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi.
Tác giả - Tác phẩm: Ánh sáng cứu rỗi - Ngữ văn lớp 12 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Ánh sáng cứu rỗi
- Bảo Ninh, sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình.
- Tên thật là Hoàng Ấu Phương
- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975
- Vai trò, vị trí: Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
- Phong cách sáng tác: ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh. Tác phẩm của ông đề cao tính sáng tạo, chất riêng. Ông luôn khám phá tìm tòi vẻ đẹp ẩn chứa bên trong mỗi sự vật, hiện tượng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn,…
II. Tìm hiểu văn bản Ánh sáng cứu rỗi
1. Thể loại
- Tác phẩm Ánh sáng cứu rỗi thuộc thể loại: tiểu thuyết.
2. Xuất xứ
- In trong Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 2006.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 ( Từ đầu… Hòa đứng dậy): Cuộc chạy thoát thân của Kiên cùng đồng đội.
- Phần 2 ( Trên đường về… làm nóng lớp vỏ thép): Hành động của Kiên và Hòa khi gặp lính Mỹ.
- Phần 3 ( Sau đấy chẳng thấy ai… thời quá khứ): Hồi tưởng của Kiên về quá khứ và nỗi mất mát hi sinh về đồng đội lúc trước.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản kể lại kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức chiến tranh của Kiên. Qua đó, nhân vật được hiện lên với 1 hình ảnh thật đẹp và thể hiện được sự đoàn kết, đồng hành cùng nhau để vượt qua những khó khăn, thử thách nơi chiến trường tàn khốc.
6. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện độc đáo, lôi cuốn.
- Sử dụng ngôi thứ ba, là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Ánh sáng cứu rỗi
1. Tình thế hiểm nghèo của Kiên và đồng đội
- Tình thế hiểm nghèo và phản ứng của Kiên:
+ Sau hai lần bị bao vây, đơn vị Kiên đã tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy. Trên đường tháo thân, nhóm của Kiên gặp một đoàn binh cũng đã sức cùng lực kiệt. Kiên không muốn gia nhập nhưng đã gặp thì phải nhập.
+ Không có bản đồ, không có địa bàn, chỉ có thể đi theo sự chỉ dẫn của Hòa, nhưng cũng vì căng thẳng mà cô đã dân mọi người đi nhầm đường. Kiên đã vô cùng tức giận, quát tháo Hòa với giọng khàn đặc và hung dữ.
+ Gặp toán lính Mỹ hung bạo cùng con chó béc giê đánh hơi rất giỏi. Kiên sợ hãi, lòng tê bại, thấp thỏm và run rẩy.
2. Diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ
- Khi đối mặt với toán lính Mỹ:
+ Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm và run rẩy nghĩ.
+ Ngược lại, Hòa lẳng lặng trườn đi lấy súng bắn vào con chó đánh hơi của địch.
+ Con chó lao tới, Hòa không sợ hãi mà bắn thêm hai phát đạn vào nó.
+ Sau đó, Hòa đã dũng cảm dẫn dụ địch đi xa Kiên và lệch khỏi vệt đường dẫn tới khe cạn.
- Nguyên nhân: Hành động của hai nhân vật xuất phát từ tình đồng chí thiêng liêng, Hòa không ngại hi sinh thân mình để dẫn dụ địch giúp đồng đội sống sót. Kiên cũng nhanh chóng hiểu ra cần có người quay về, dẫn đường đưa bao nhiêu đồng đội đang thương binh đang chờ đợi.
3. Nhận xét cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên
- Cốt truyện: Hấp dẫn, đặc sắc với nhiều tình huống bất ngờ, đưa người đọc đến với nhiều dòng cảm xúc.
=> Thông qua các câu chuyện đã thể hiện rõ tính cách nhân vật và tình đồng chí sắt son, tinh thần đoàn kết cùng nghĩa cử cao đẹp trên chiến trường.
- Cách kể chuyện: Độc đáo với ngôi kể thứ ba lấy điểm nhìn chủ yếu ở nhân vật Kiên. Bởi vậy, những tình huống tưởng như không liên quan đến nhau, rời rạc, vụn vỡ nhưng khi gần nhau, chúng bổ trợ, bù đắp cho nhau, tạo nên ý nghĩa của tác phẩm.
Học tốt bài Ánh sáng cứu rỗi
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Ánh sáng cứu rỗi Ngữ văn lớp 12 hay khác: