Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tác giả - Tác phẩm: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

- Nguyễn Nam.

II. Tìm hiểu văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

1. Thể loại

- Tác phẩm Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ

- Theo báo Vietnamnet, ngày 09/11/2022.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến …Hà thành năm ấy): Bối cảnh lịch sử và điểm nhấn then chốt trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

- Phần 2 (đoạn còn lại): giáo dục khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục.

5. Giá trị nội dung

- Tác phẩm nói về sự nỗ lực đưa một nền giáo dục mới mẻ, phù hợp hơn cho nhân dân Việt Nam.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.

- Lí lẽ, lập luận xác đáng, chặt chẽ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

1. Bối cảnh lịch sử Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời và điểm nhấn then chốt

- Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời vào đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Nền giáo dục phong kiến lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, phong trào Duy Tân phát triển mạnh mẽ, kêu gọi canh tân đất nước và coi giáo dục là một lĩnh vực quan trọng cần đổi mới.

- Mục tiêu giáo dục: "khai trí" cho dân, "chấn dân khí", "hậu dân sinh".

- Nội dung giáo dục: chú trọng khoa học thực dụng, đạo đức, thể dục, quốc ngữ,…

- Phương pháp giáo dục: đổi mới, khuyến khích tư duy sáng tạo và tự do.

Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Đặc điểm của giáo dục khai phóng

- Giáo dục khai phóng chú trọng phát triển toàn diện con người, đề cao tư duy phản biện và sáng tạo. Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục tiêu "khai trí" cho dân, "chấn dân khí", "hậu dân sinh", đã nhấn mạnh vào khoa học thực dụng, đạo đức, thể dục, quốc ngữ và nhiều lĩnh vực khác. Phương pháp giáo dục của trường đổi mới, khuyến khích tư duy sáng tạo và tự do, thể hiện rõ đặc điểm của mô hình giáo dục khai phóng.

- Mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục: Hướng đến "khai trí", "chấn dân khí", "hậu dân sinh", chú trọng khoa học, đạo đức, thể dục, quốc ngữ, và áp dụng phương pháp đổi mới, khuyến khích tư duy sáng tạo, tự do.

- Phân tích đặc điểm và lý do Đông Kinh Nghĩa Thục là mô hình giáo dục khai phóng: Tập trung vào phát triển toàn diện con người, đặt biệt về tư duy phản biện và sáng tạo, phù hợp với tình hình cần canh tân giáo dục của thời kỳ.

- Đánh giá tác động của Đông Kinh Nghĩa Thục: Đóng góp tích cực vào sự phát triển giáo dục ở Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục khai phóng trong xã hội.

Học tốt bài Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục Ngữ văn lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: