Pa-ra-na - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Pa-ra-na Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Pa-ra-na.
Tác giả - Tác phẩm: Pa-ra-na - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Pa-ra-na
- Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt (1908 - 2009) là nhà nhân học, dân tộc học, triết học nổi tiếng người Pháp. Các nghiên cứu của Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt bao trùm nhiểu lĩnh vực, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, luôn thể hiện một tẩm nhìn toàn cẩu vể nhân loại, chống lại việc độc tôn văn minh phương Tây, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và cảnh báo nguy cơ thiên nhiên bị huỷ diệt.
- Các công trình tiêu biểu của ông: Những cấu trúc sơ đẳng vể thân tộc (1949), Chủng tộc và lịch sử (1952), Nhiệt đới buổn (1955), Nhân loại học cấu trúc (1958), Tư tưởng hoang dã (1962),...
II. Tìm hiểu văn bản Pa-ra-na
1. Thể loại
- Tác phẩm Pa-ra-na thuộc thể loại: văn bản thông tin.
2. Xuất xứ
- Trích trong Nhiệt đới buồn, Ngô Bình Lâm dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2009, tr156 – 158.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến …cách phổ biến): dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
- Phần 2 (tiếp theo đến … của chính phủ): thái độ, quan điểm của tác giả.
- Phần 3 (đoạn còn lại): thái độ, hành xử của người Anh điêng với sản phẩm văn minh, tiến bộ.
5. Giá trị nội dung
- "Pa-ra-na" mang đến cho chúng ta một số thông tin về số phận của người bản địa trong lịch sử. Mặc dù thông tin vẫn còn hạn chế và mang tính chủ quan, nhưng đoạn văn vẫn có giá trị tư liệu nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có được một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm.
6. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.
- Lí lẽ, lập luận xác đáng, chặt chẽ.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Pa-ra-na
1. Thông tin về số phận của người bản địa trong lịch sử
- Bị xâm lăng và áp bức bởi người da trắng (châu Âu).
- Văn hóa bản địa chịu ảnh hưởng và đang dần mai một.
- Số lượng người bản địa giảm đi đáng kể, nhiều cộng đồng bị tiêu diệt hoàn toàn.
- Tình cảm bi thảm và đáng tiếc.
- Những người là nạn nhân của sự xâm lược và áp bức.
- Dữ liệu:
+ Bị tước đoạt đất đai và tự do.
+ Bị khai thác lao động một cách bất công.
+ Bị ép buộc phải tuân thủ theo cách sống mới.
- Mối quan hệ:
+ Gặp phải sự bất bình đẳng và áp đặt.
+ Chính quyền thực dân: thống trị và bóc lột.
+ Người bản xứ: chịu đựng sự áp bức và khai thác.
2. Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản
- Lập trường: Phản đối sự xâm lăng và áp bức.
- Quan điểm: Cảm thông với số phận của người bản địa.
- Thái độ: Tôn trọng và đánh giá cao văn hóa bản địa.
- Cách nhận diện:
+ Sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt và phong cách miêu tả.
+ Phân tích nội dung và ý nghĩa của văn bản.
3. Thông điệp, ý nghĩa thông qua văn bản
- Thông điệp: Bảo vệ sự đa dạng văn hóa và chống lại áp đặt.
- Ý nghĩa:
+ Phê phán sự xâm lăng và áp đặt của chính quyền thực dân.
+ Khuyến khích việc bảo vệ và tôn trọng văn hóa bản địa.
+ Nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự bình đẳng và tôn trọng.
Học tốt bài Pa-ra-na
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Pa-ra-na Ngữ văn lớp 12 hay khác: